Ai cũng biết ăn ngô rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn vào thời điểm nào, nên ăn bao nhiêu để tận thu những lợi ích mà nó mang lại thì không phải ai cũng biết.
Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl.
Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này.
Theo y học Trung Quốc, ăn ngô vào buổi sáng là tốt nhất, bởi lúc này dạ dày vẫn chưa hoạt động mạnh, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Trong khi đó, ngô có chứa một lượng lớn cellulose, có thể kích hoạt hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, ngô là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn buổi sáng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu tăng cao, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm xuống. Lúc này, các gốc tự do sẽ làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, chất anthocyanin và flavonoid có trong ngô lại có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, nên loại thực phẩm này có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Đồng thời, chất chất anthocyanin và flavonoid còn giúp cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.
Ngăn ngừa bệnh tim
Lượng axit amin trong cơ thể cao quá mức sẽ gây ra các vấn đề trong mạch máu, gây ảnh hưởng đến tim mạch. Trong khi đó, ngô lại là thực phẩm giàu folate, có tác dụng làm giảm axit amin. Vì vậy, ăn ngô thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Ngô có chứa chất beta cryptoxanthin, một loại carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện trên 35.000 phụ nữ cho thấy, những người ăn ngô thường xuyên có khả năng mắc bệnh ung thư vú thấp hơn so với những người ít ăn. Điều này là do trong ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Giảm cân
Râu ngô vốn là nhụy của ngô, chúng là các sợi màu xanh hoặc vàng, có chứa nhiều flavonoid, tannin, saponin, alkaloids, sitosterol, cùng với canxi, kali và magiê.
Các chất phytochemical trong râu ngô điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, biệt hóa tế bào mỡ trong khi làm tăng tốc độ lipolysis và chuyển hóa axit béo. Điều này có khả năng giúp bạn giảm cân.
Tuy nhiên, đối với hạt ngô thì đã có nhiều bằng chứng cho thấy gây nên tình trạng tăng cân và béo phì do hàm lượng tinh bột dồi dào.
Giảm viêm
Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.
Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.
Theo lý thuyết này, chế độ ăn nhiều ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.
Cải thiện thị lực
Trong ngô (đặc biệt là ngô vàng) có chứa 2 loại caroteno là lutein và zeaxanthin, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các caroteno này có thể gây ra một số bệnh về mắt do tuổi tác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, ngô rất giàu beta-carotenoid, một khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển thành vitamin A có tỷ lệ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác, giúp mắt sáng.
Chống lão hóa, làm đẹp da
Hàm lượng vitamin E và magie trong ngô có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp da sáng đẹp, căn tràn sức sống. Thậm chí, bạn có thể dùng hạt ngô non tươi giã ra và xoa lên vùng da bị dị ứng để làm dịu vết ngứa.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Ngô rất giàu chất xơ không hòa tan – chất khiến dễ tiêu hóa. Chất xơ này có tác dụng ngăn ngừa táo bón, kích thích nhu động ruột, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). Trong khi đó, chất SCFA lại có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Tốt cho não bộ
Trong một bắp ngô có chứa rất nhiều thiamin và vitamin B1. Hai dưỡng chất này có tác dụng cải thiện sức mạnh bộ nhớ, giảm các nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Tốt cho bà bầu
Bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, ngô lại rất giàu folate. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bắp ngô có nhiều chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ hòa tan này khi liên kết với cholesterol trong mật đã được bài tiết ra từ gan sẽ lan truyền khắp cơ thể giúp hấp thụ cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine.
Khi homocysteine trong cơ thể cao sẽ phá hủy các mao mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Một bắp ngô mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể 19% lượng vitamin B cần thiết mỗi ngày.
tổng hợp