Hầu như các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tham dự Liên hoan đều cho biết họ đã dành các vở diễn hay nhất của mình cho Hội diễn do Bộ tổ chức vào tháng 4 năm 2019 sắp tới, các vở diễn họ đem đến liên hoan của Hội chỉ là các vở diễn hạng Nhì, không quá chú trọng đến huy chương cho vở diễn mà chỉ nhằm kiếm huy chương cho diễn viên tích điểm. Chưa có gì đảm bảo các vở được coi là hạng Nhất các đơn vị dành để tranh tài tại hội diễn của Bộ là thực sự hay nhưng thật đáng mừng khi không ít vở diễn bị xếp hạng Nhì đến với Liên hoan này có chất lượng khá cao, nhiều sáng tạo đáng quý, có sức hấp dẫn với công chúng.
Nhu cầu liên hoan, hội diễn
Là Liên hoan chỉ mới được phát động từ giữa năm, lại do Hội Nghệ sĩ San khấu VN chủ trì, trong tình hình khó khăn, dao động trước cẩu hỏi tồn tại hay không tồn tại của nhiều đơn vị sân khấu chuyên nghiệp công lập, nhất là của các đơn vị tuồng, bài chòi và dân ca kịch.
Nhưng thật bất ngờ khi có tới 9 đơn vị công lập tham gia, chỉ thiếu hai đơn vị là Nhà hát tuồng VN và Đoàn tuồng Thanh Hóa, bù vào có hai đơn vị xã hội hóa là Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Dân ca Bài chòi và hát Hố Quảng Ngãi và chi hội Sân khấu Thừa Thiên – Huế. 11 đơn vị có mặt tham dự với 15 vở diễn: Đoàn Ca kịch bài chòi Bình Định với “Chuyện tình làng Võ”; Nhà hát tuồng Đào Tấn với “Chàng Lía”; Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế với “Hoa trinh nữ” và “Đường đến Tuần lễ vàng”; Đoàn Ca kịch Quảng Nam với “Ký ức lửa”.
Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP. Hồ Chí Minh với “Lê Công kỳ án”; Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng với “Sơn hậu” và “Rực lửa hoàng cung”. Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ với “Nước mắt đứa con út” và “Quyền uy và tội ác”; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa với vở tuồng “Trảm Trịnh Ân” và vở bài chòi “Thiên địa”. Nhà hát ca kịch Huế với “Những người mẹ”. Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế với “Trò đời nghiệt ngã”. Trung tâm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi và hát hố Quảng Ngãi với “Núi rừng năm ấy”…
Vở tuồng “Rực lửa Hoàng cung”- Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh- TP Đà Nẵng
Sự hội tụ đông vui này chứng tỏ nhu cầu gặp gỡ giao lưu cũng như được đạt được những công nhận, khen thưởng về mặt nghề nghiệp vẫn là rất lớn đối với các nghệ sĩ sân khấu truyền thống. Các Hội diễn có tính chất Quốc gia do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức với mật độ khá dày hai ba năm một lần dường như chưa đủ đối với họ.
Mất dần khán giả, thu nhập đã ở dưới đáy xã hội, không nhiều hy vọng đổi đời, mục tiêu của các nghệ sĩ giờ chỉ còn trông đợi vào những chiếc huy chương ở các liên hoan, hội diễn nhằm tích lũy cho các đợt phong tặng danh hiệu, một thứ phao cứu sinh giúp họ tiếp tục theo đuổi nghề tổ dù các huy chương của Hội trao chỉ có giá trị bằng 2/3, 1/2hay thậm chí 1/3 các huy chương của Bộ. Năng nhặt chặc bị vậy!
Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN hiểu được nguyện vọng này nên luôn đứng ra tổ chức các liên hoan vào các năm không có Hội diễn do Bộ Văn Thể Du tổ chứcvà các liên hoan này vẫn như là cơn mưa rào giữa đại hạn với đơn vị và các nghệ sĩ.
Sự tỏa sáng của các vở diễn hạng Nhì
Hầu như các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tham dự Liên hoan đều cho biết họ đã dành các vở diễn hay nhất của mình cho Hội diễn do Bộ tổ chức vào tháng 4 năm 2019 sắp tới, các vở diễn họ đem đến liên hoan của Hội chỉ là các vở diễn hạng Nhì, không quá chú trọng đến huy chương cho vở diễn mà chỉ nhằm kiếm huy chương cho diễn viên tích điểm.
Chưa có gì đảm bảo các vở được coi là hạng Nhất các đơn vị dành để tranh tài tại hội diễn của Bộ là thực sự hay nhưng thật đáng mừngkhi không ít vở diễn bị xếp hạng Nhì đến với Liên hoannày có chất lượngkhá cao, nhiều sáng tạo đáng quý, có sức hấp dẫn với công chúng.
Đối với nghệ thuật tuồng đó là ba vở diễn “Lê công kỳ án” của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP Hồ Chí Minh, “Rực lửa hoàng cung” của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và “Đường đến Tuần lễ vàng “của Nhà hát Cung đình Huế.
Cảnh trong vở Ký ức lửa- Đoàn ca kịch Quảng Nam
“Lê công kỳ án” là một thành công mới trong seri vở diễn về đề tài lịch sử vùng đất phương Nam đơn vị Hát Bội thành phố mang tên Bác kiên trì theo đuổi trong thời gian qua. Câu chuyện tả quân Lê Văn Duyệt thẳng tay trừng trị tham quan bất chấp kẻ đó là người thân của vua, chẳng ngại an nguy của chính mình, đã được tác giả NSUT Hữu Danh, đạo diễn NSUT Nguyễn Hoàn cùng các nghệ sĩ Đông Hồ (Tả quân Lê Văn Duyệt), NSƯT Hữu Danh (Phó Tổng trấn Huỳnh Công Lý), NSƯT Linh Hiền (vua Gia Long và Minh Mạng), NSƯT Thanh Trang (phu nhân Tả quân), Kiều My (Huệ Phi), Bảo Châu (Thoại Ngọc Hầu)…phục dựng trên sân khấu thật hấp dẫn, gợi nhiều đến công cuộc chống tham nhũng ngày hôm nay.
Vở diễn đầy chất lửa, lại được dàn dựng rất gần với tuồng truyền thống, tập trung tuyệt đối vào nghệ thuật biểu diễn của diễn viên, xứng đáng dược coi là vở tuồng xuất sắc nhất liên hoan với các huy chương vàng cho vở diễn, cho các nghệ sĩ Đông Hồ, NSƯT Linh Hiền và giải tác giả xuất sắc nhất cho NSUT Hữu Danh.
Vở chuyện tình làng Võ
Bên cạnh “Lê Công kỳ án”, vở tuồng “Rực lửa hoàng cung” (Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh) với tác giá trẻ Đoàn Thanh Tâm, đạo diễn trẻ Phan Văn Quang và dàn diễn viên trẻ lần đầu xuất hiện trong các vai chính tại một Liên hoan sân khấu toàn quốc đã làm mê mẩn đồng nghiệp cùng khán giả Quảng Ngãi bằng một vở diễn dã sử mà đầy tính thời sự về việc giữ trước trước âm mưu thôn tính của ngoại bang, kết hợp khá sống động truyền thống và cách tân, giữa yêu cầu lành nghề và sự tươi mới của cảm xúc, luôn lấy nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả hôm nay làm thước đo sáng tạo.
Cùng với “Sơn hậu”, vở tuồng này cho thấy Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh là đơn vị thực hiện rất bài bản hai nhiệm vụ bảo tồn truyền thống và sáng tạo các giá trị mới cho tuồng. Phát huy truyền thống hát rõ lời và lối diễn thiên về nội tâm của tuồng xứ Quảng cùng dàn diễn viên đang độ chín của tài năng, đây là đơnvị tuồng có khả năng tiếp cận sâu rộng nhất tới các đối tượng khán giả hôm nay.
Nếu “Lê công kỳ án” và “Rực lửa hoàng cung” đi vào đề tài lịch sử, dã sử thì “Đường đến Tuần lễ vàng” của Nhà hát Cung đình Huếlại mạnh dạn đi vào đề tài hiện đại bằng vở diễn “Đường đến Tuần lễ vàng” với các nhân vật lịch sử nổi tiếng không dễ thể hiện nhưChủ tịch Hồ Chí Minh, hoàng đế Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương…Đây là món quà bất ngờ của các nghệ sĩ tuồng Huế tặng cho Liên hoan bởi nhiều năm nay không ít người đã khuyên tuồng nên tránh xa đề tài hiện đại nếu không muốn thất bại. “Đường đến Tuần lễ vàng” cho thấy định kiến đó không hoàn toàn đúng khi phục dựng khá sinh động sự kiện lịch sử đáng nhớ về Bác Hồ và những ngày đầu chế độ dân chủ cộng hòa. Huy chương bạc cho vở diễn và giải thưởng đặc biệt dành cho nghệ sĩ Thế Tuệ trong vai Hồ Chủ tịch là phần thưởng xứng đáng của Liên hoan dành cho vở diễn táo bạo này.
Ở bài chòi và dân ca kịch, cũng có không ít vở chất lượng, sáng tạonhư “Ký ức lửa”, “Những người mẹ”, “Nước mắt đứa con út”, “Chuyện tình làng Võ”. Nếu phải chọn ra một vở hay nhất trong số này, thì có lẽ người viết bài này sẽ chọn vở “Chuyện tình làng Võ” của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định chứ không phải là vở “Ký ức lửa” của Đoàn ca kịch Quảng Nam như Hội đồng giám khảo Liên hoan.
Đây có thể nói là một vở dân ca kịch đặc sắc về nhiều mặt. Vở diễn là một tác phẩm sâu sắc, hấp dẫn về văn hóa võ của quê hương Bình Định. Câu chuyện kịch rất “đạo” nhưng cùng rất “đời”, tình tiết phát triển bất ngờ nhưng hợp lý, nhân vật có tính cách khá sắc nét, thông điệp nhân sinh chân thật, sáng rõ.
Vở diễn hấp dẫn không chỉ ở không gian võ học, câu chuyện tình tay ba của ba võ sĩ xuất sắc Điền – Tú – Du mà còn ở nỗi phẫn uất tột cùng trong xiềng gông của bậc trưởng lão lò võ hay những trận cười ngả nghiêng từ hành động, lời ăn tiếng nói tưng tửng, hồn hậu, đầy chất “nẫu” (Từ dùng chỉ vùng quê Bình Định, Phú Yên) của đôi vợ chồng Tung – Út, hai nhân vật hài dân giã thú vị đã lâu rồi không còn thấy xuất hiện trên sân khấu tuồng, bài chòi. Vở diễn đặc sắc từ kịch bản đến đạo diễn, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc, dàn dựng vũ thuật, trong đó đáng khen nhất là tác giả, NSUT Ngọc Đạo và đạo diễn, NSND Hoài Huệ.
Thật bất ngờ khi tác giả trẻ Ngọc Đạo có được một kịch bản chặt chẽ, chân thật xúc động, giàu chất sống về bản sắc văn hóa quê hương như thế. Còn NSND Hoài Huệ, hơn 5 năm nay đã nổi tiếng là một đạo diễn bản lĩnh, giàu năng lượng sáng tạo bậc nhất của ca kịch miền Trung. Anh từng liên tục được giải đạo diễn xuất sắc nhất tại hai hội diễn tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2013 và năm 2016 với hai vở diễn “Khúc ca bi tráng” và “Hồn tháp”. Tất nhiên, không phải vở nào của anh cũng thành công, bằng chứng là ngay tại liên hoan này, vở “Chàng Lía”anh dựng cho Nhà hát tuồng Đào Tấn đã thất bại nặng nề.
Nhưng “Chuyện tình làng Võ” thì hoàn toàn khác. Đây thực sự là vở diễn đỉnh cao của Hoài Huệ trong sự nghiệp đạo diễn cho tới nay, thậm chí với vở này, anh còn vượt qua cả hai vở “Khúc ca bi tráng” và “Hồn tháp” ở sự nhuần nhuyễn, tinh tế, chừng mực trong chỉ đạo diễn xuất, xử lý thiết kế mỹ thuật, vũ thuật, tạo nên một tổng thể vở diễn có chất văn hóa cao, vừa truyền thống vừa tân kỳ, vừa sang trọng vừa bình dân, hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối.
Tuy vậy, cái đáng trách của Hoài Huệ ở vở diễn tưởng toàn bích này, cả ở vai trò trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật lẫn vai trò đạo diễn, là anh đã để cho diễn viên thả sức đua nhau cải lương hóa bài chòi ở nói lối, vào hò. Bài chòi vừa được công nhận là di sản văn hóa nhân loại, Bình Định vốn là đất bài chòi gốc, quê hương của các bậc thầy bài chòi cự phách như Hoàng Lê, Trần Chức, Nguyễn Kiểm nên trước đây Đoàn ca kịch Bài chòi Bình Định luôn được coi là “bài chòi nhất” về mặt hô hát.
Nhưng nay, các đoàn bài chòi của Quảng Nam, Khánh Hòa, trước kia “lai” cải lương nhiều thì giờ lại được coi là giữ bản sắc bài chòi tốt hơn đoàn Bình Định. Có lẽ vì vậy, vở “Ký ức lửa” dù chưa thật hay, có cả một khúc sau khiên cưỡng, khó xem, diễn viên không xuất sắc bằng, chỉ đạo diễn diễn xuất và xử lý tổng thể vở diễn của đạo diễn NSUTTriệu Trung Kiên còn một số bất cập, vẫn được trao huy chương vàng cho vở diễn và giải đạo diễn xuất sắc nhất.
Âu là một bài học cần thiết cho Trưởng đoàn, đạo diễn, NSND Hoài Huệ!
Một thế hệ đạo diễn tác giả tự tin khẳng định
Liên hoan này cho thấy sự khẳng định của một đội ngũ đạo diễn, tác giả mớikhá tài năng, đẳng cấp của tuồng, bài chòi và dân ca kịch. Ở tuồng, đó là các tác giả Hữu Danh (TPHCM), Đoàn Thanh Tâm(Bình Định), Nguyễn Phước Hải Trung (Huế), các đạo diễn Phan Văn Quang (Đà Nẵng), Nguyễn Hoàn (TPHCM), La Thanh Hùng (Huế), những nhân vật chủ chốt làm nên thành công của các vở diễn “Lê công kỳ án”, “Rực lửa hoàng cung”. “Đường đến Tuần lễ Vàng”.
Vở Trảm Trịnh Ân
Ở bài chòi và dân ca kịch, đó là các tác giả Ngọc Đạo (Bình Định), Phan Dy (Huế), đạo diễn Hoàng Hà (Huế)…Cũng như các tên tuổi đã được khẳng định như tác giả Nguyễn Sỹ Chức, đạo diễn, NSND Hoài Huệ, các tác giả đạo diễn trên đều là con nhà nòi của tuồng, bài chòi, dân ca kịch, được đào tạo tại các đại học Sân khấu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, rất chịu khó học hỏi, tích lũy vốn văn hóa và sân khấu của dân tộc và nhân loại, đang dũng cảm tự tin vượt mọi khó khăn, thị phi để trụ bám nghề tổ, kiên trì gìn giữ các di sản quý giá của truyền thống và mạnh dạn sáng tạo các giá trị nghệ thuật mớiđể phục vụ cuộc sống con người hôm nay. Sự trưởng thành ngoạn mục của đội ngũ này, đặc biệt là các đạo diễn, được đánh dấu bằng các vở diễn không hề thua kém các vở diễn của các đạo diễn gạo cội như Lê Hùng, Xuân Huyền ngay tại Liên hoan.
Đấy chính là những đầu tầu cho sự phát triển đúng hướng, không “gieo vừng ra ngô” của tuồng, bài chòi và dân ca kịch….
Nguyễn Thế Khoa/VHVN