‘Lo mất nghệ thuật truyền thống vì sáp nhập’: Bảo tồn bằng cách nào?

11:13 | 23/05/2018

Bảo tồn nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh hiện nay là việc làm khó khăn và cần sự đầu tư…


Một trích đoạn trong vở diễn “Thầy Ba Đợi”

Ngay trong bối cảnh sáp nhập các đơn vị nghệ thuật tại địa phương (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017), nhiều giải pháp được đưa ra để bảo tồn nghệ thuật truyền thống như: Xây dựng chính sách đặc thù trong tuyển sinh đào tạo; đẩy mạnh đặt hàng các vở diễn chất lượng cao; lựa chọn loại hình nghệ thuật truyền thống mang tính đặc trưng.

Lựa chọn loại hình để có giải pháp riêng

Theo ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, bảo tồn nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh này là việc làm khó khăn và cần sự đầu tư, quan tâm của các cấp, các ngành, nhất là lãnh đạo các địa phương. Đồng thời, phải làm một cách chuyên nghiệp, lựa chọn ra những loại hình nghệ thuật đặc trưng của từng địa phương để từ đó có những giải pháp cụ thể.

Bên cạnh đó, cũng cần phải có những chính sách đặc thù trong tuyển sinh, bởi bản chất nghệ thuật truyền thống là truyền nghề nên phải có lực lượng kế cận để tiếp nhận. Mặt khác, các môn nghệ thuật truyền thống trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay không đủ hấp dẫn đối với sinh viên nên cần phải có những chính sách và sự bảo trợ của Nhà nước.

“Thực tế, thời gian qua, Bộ VH-TT&DL đã đề xuất với Chính phủ và phối hợp với các đơn vị liên quan cho phép triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo và tuyển sinh các ngành nghệ thuật truyền thống; Xây dựng Đề án tuyển sinh riêng để tạo nguồn tuyển sinh rộng rãi, nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào có tính đặc thù, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo năm 2013; Hạ thấp ngưỡng điểm đầu vào, xét tuyển môn văn hóa đối các ngành tuyển sinh khối nghệ thuật”, bà Lê Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VH-TT&DL) chia sẻ về công tác đào tạo sinh viên khối ngành nghệ thuật truyền thống.

Trước đó, Bộ VH-TT&DL đã phê duyệt 4 dự án về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Nhà hát Cải lương Việt Nam; Tuồng Việt Nam; Chèo Việt Nam; Ca múa nhạc Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Đầu tư nhiều hơn cho nghệ sĩ

Theo đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn, ngoài việc đẩy mạnh việc giao tự chủ tại các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ theo lộ trình giảm dần, tỷ lệ rót vốn ngân sách theo từng năm, trao quyền nhiều hơn cho lãnh đạo các nhà hát…, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố xác định thế mạnh nghệ thuật biểu diễn có tính truyền thống tại địa phương, cần được giữ với tư cách là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp độc lập.

Sau đó, Bộ sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng xây dựng chương trình, tiết mục, vở diễn chất lượng cao; hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ biểu diễn; đào tạo nghệ sỹ biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống có địa chỉ dựa trên nhu cầu thực tế của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn; giao Trường đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội thực hiện đào tạo diễn viên, nhạc công loại hình tuồng, chèo cho các địa phương…;

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu, đề xuất những chính sách mới về ưu đãi thuế, bố trí quỹ đất đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói chung và nghệ thuật truyền thống nói riêng, thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hơn, sâu hơn nữa lĩnh vực này trong thời gian tới.

Dưới góc nhìn của nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ Quang Khải cho rằng, văn hóa nghệ thuật truyền thống cần được giữ gìn, đánh giá và đầu tư đúng mức. Từ đó, tạo ra cơ chế để các đơn vị nghệ thuật hoạt động linh hoạt hơn, chứ không phải tinh giản là gộp lại với nhau.

“Không có cơ chế, hành lang đủ thuyết phục, đặc biệt là tạo hứng thú cho những người nghệ sĩ thì họ không thể nào yên tâm, lao động hăng say vì nghệ thuật. Nhà nước phải tạo cơ chế, đầu tư cho họ. Nghệ sĩ cần phải có nhà hát để diễn. Các nhà lãnh đạo cao nhất trong ban giám đốc, cấp ủy, cấp trưởng các đơn vị nghệ thuật phải gắn bó với nhau tạo ra hoạt động nghệ thuật mang tính định hướng, quy mô 5 năm, 10 năm, tạo ra cơ chế, hành lang tốt để họ hoạt động”, nghệ sĩ nêu ý kiến.

Cùng đó, ông chỉ ra, cần xây dựng đưa nghệ thuật sân khấu truyền thống thành sản phẩm du lịch. Thông qua đó, vừa quảng bá được văn hóa truyền thống tới bạn bè quốc tế, vừa có nguồn thu để duy trì, bảo tồn và phát huy vốn quý của cha ông. Nhà nước, các cơ quan, Bộ VH-TT&DL có thể kêu gọi tài trợ từ các đơn vị doanh nghiệp để tài trợ cho nghệ thuật.

Theo đạo diễn, NSND Giang Mạnh Hà, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai, khi sáp nhập các đơn vị nghệ thuật, ngoài việc Nhà nước quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, địa phương cũng phải chú trọng đến công tác cán bộ, phải lựa chọn những người lãnh đạo có năng lực, có tâm, tầm và có khả năng bao quát các lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách. Có như thế, mới không làm mất đi tính chuyên môn và loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu tại địa phương.

 

Theo Baogiaothong

Video hay

Cùng chuyên mục

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay