Quảng Bình: Làng Cảnh Dương với bề dày lịch sử 380 năm và Di sản “Hát ru”

20:39 | 24/12/2023

Sáng ngày 22/12/2023, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch – Quảng Bình) cùng với các cấp, các ngành tổ chức Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập Làng và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru Cảnh Dương”.

Lể kỷ niệm được tổ chức trong không khi trang nghiêm, tự hào.

Theo dòng lịch sử, ngày Đông Chí năm Quý Mùi (1643) đến mùa Hè năm Quý Tỵ (1653) có 19 vị tiền khai khẩn và đồng khẩn quê ở Cảnh Dương trang, thuộc phủ Đức Quang, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa cửa biển làng Thuần Thần, thôn Bắc Hà, Châu Bố Chính. Họ kết làm anh em cùng nhau làm nghề đánh cá, lập nên nhà cửa, đào giếng tạo quần cư cùng sinh sống. Qua hơn 12 năm cư trú lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, các vị tiền khẩn và đồng khẩn cho rằng: “Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể lập làm xã hiệu được” nên chọn Lòi Mắm làm nơi định cư lâu dài.

  Lòi Mắm vốn là địa phận của Di Lộc (tức Cảnh Dương ngày nay), lúc đó còn là vùng cát trắng hoang vu, ba bề sông biển, không có đất sản xuất nông nghiệp, không có cư dân sinh sống mà là quê hương của các loại cây nước mặn như: đước, giá, sú, mắm và các loại dã tràng, còng, cáy. Nhận thấy là địa bàn phù hợp với nghề chài lưới, vận chuyển đường thủy, buôn bán… nên tháng 2 năm Ất Mùi, triều Thịnh Đức thứ 3 (1655) các vị cùng nhau di chuyển qua sông dời đến xứ Lòi Mắm, dựng nhà, đào giếng từ đó chung lòng lập nghiệp.

Tiết mục văn nghệ trong chương trình mang lại nhiều cảm xúc cho quần chúng nhân dân Cảnh Dương

  Sau khi chính thức định cư, mùa hạ năm Mậu Tuất, triều Thịnh Đức thứ 6 (1658) đặt tên làng là Cảnh Dương trình triều đình phê chuẩn, được công nhận đơn vị hành chính từ đời Lê Thần Tông, được giữ từ ngày thành lập cho đến ngày nay.

            Trong điều kiện khó khăn về thổ nhưỡng, khí hậu, là vùng đất đai khô cằn, quanh năm mưa dầm, nắng gắt, bão lụt, gió lào nhưng Tổ tiên người Cảnh Dương đã cải tạo hoàn cảnh, khắc phục thiên tai để phục vụ con người; dựa vào biển sáng tạo ra nghề nghiệp, tạo ra của cải vật chất và tinh thần, từng bước xây dựng nên làng xã.

Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập Làng với chủ đề “Nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống quê hương; xây dựng Cảnh Dương ngày càng phát triển bền vững” là Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được các thế hệ lưu truyền để ghi ơn công đức Tổ tiên đã tạo dựng, bồi đắp, phát triển xã Cảnh Dương ngày nay.

Các đại biểu tham dự lể kỷ niệm

Cảnh Dương là một làng chài trú phú, nằm ở hữu ngạn cửa biển sông Roòn, có đường giao lưu thủy, bộ đầu mối giao thông xuyên Việt; là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Chăm Pa và Đại Việt. Trong các cuộc kháng chiến, những ngư dân của Cảnh Dương vẫn bám biển, bám làng, tham gia kháng chiến canh giữ biển trời, hăng say lao động với khẩu hiệu “rào làng chiến đấu”. Năm 1976, xã Cảnh Dương được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 1993, nhân kỷ niệm 350 năm Ngày thành lập làng, xã Cảnh Dương vinh dự được Nhà nước công nhận “Di tích lịch sử văn hóa Làng chiến đấu Cảnh Dương”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Cảnh Dương vẫn giữ được nét đẹp của một làng chài, một làng biển mang đậm bản sắc văn hóa phong phú với nhiều loại hình độc đáo và đặc sắc về cả văn hóa vật thể và phi vật thể đang được bảo tồn và phát huy  như: Lễ hội rước lửa đêm giao thừa, lễ hội cầu ngư, lễ hội bơi thuyền,… Một số làn điệu dân ca, hò, vè, đồng dao… mang đậm dấu ấn của người miền biển, đặc sắc hơn cả là làn điệu hát ru nổi tiếng luôn ẩn, hiện trong đời sống nhân dân.

Ông Đồng Vinh Quang – Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương  dâng hương tại Đình Thờ Tổ

Hát ru Cảnh Dương rất phong phú về chủ đề, nội dung chứa đầy tính nhân văn mang âm hưởng thiết tha, đậm tình trong sinh hoạt và lao động. Hát ru Cảnh Dương là một dạng ca dao phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức đậm tính dân gian ngợi ca công ơn cha mẹ, tình cảm anh em, tình yêu vợ chồng, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống và quê hương đất nước. Biết bao thế hệ người con Cảnh Dương dù đã trưởng thành, dù đang công tác, sinh sống xa quê nhưng những câu hát ru đó vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người để hướng về cội nguồn bằng tình cảm và trách nhiệm.

“Hò he, hò hè, bôồng bôổng bôông bôông/Ai về thăm biển quê tôi/Chiều nay biển lặng sóng êm vỗ bờ/bôồng bôổng bôông bôông, hò he hò hè/Biển khơi gió đông thổi về/Nhạn vơi đôi cánh trên bầu trời xanh/hò he, hò hè, bôồng bôổng bôông bôông/Lao xao ngọn sóng nhấp nhô/Biển trời xanh thẳm hoàng hôn đã về/ bôồng bôổng bôông bôông, hò he hò hè/…”

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3427/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương”, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Hát ru Cảnh Dương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trao đổi với phóng viên Văn hiến Việt Nam, ông Trần Quang Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết : “Hát ru Cảnh Dương xuất phát từ điệu hát ru con của những ông bố làng biển Cảnh Dương, hát về quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, hát về tình làng nghĩa xóm. Qua đó góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục trẻ thơ, yêu lao động, thương cha mẹ, yêu quê hương đất nước”

Hiện Hát ru Cảnh Dương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trước  mắt huyện sẻ tập trung tạo điều điện, trao truyền thế hệ thông qua câu lạc bộ hát ru Cảnh Dương , hỗ trợ kinh phí hoạt động để động viên tinh thần, duy trì câu lạc bộ, mua sắm trang phục…. Sắp tới huyện sẻ giao phòng Văn hóa và thông tin ngoài trao truyền sẻ quay các video, phóng sự để lưu giử, làm tư liệu để quảng bá di sản”

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Bình có 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm : Hát Kiều; Hát ru Cảnh Dương; Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình; Hò khoan Lệ Thủy; Hò Thuốc cá huyện Minh Hóa; Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy; Lễ hội đập trống của người Ma Coong xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch; Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh; Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ thuộc huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới; Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy). Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của người dân Quảng Bình, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, góp phần phát triển du lịch.

Minh Tâm (PV Văn phòng ĐDMTTN)

Cùng chuyên mục

Lễ hội “Thống nhất non sông”

Lễ hội “Thống nhất non sông”

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc