Không nóng vội mới có thể thành đại sự

11:19 | 30/11/2021

Khương Tử Nha 80 tuổi mới gặp được minh chủ, Tư Mã Ý 60 tuổi mới được trọng dụng, Lưu Bang 40 tuổi mới làm đến chức Đình Trưởng tại huyện Bái. Từ đó có thể thấy rằng, tự cổ chí kim, người thực sự có bản sự xưa nay đều không hề nóng vội.


Ảnh minh họa: Ken Phung, Shutterstock, Royalty-free stock photo.

Cuốn “Thái Căn Đàm” có câu: “Tháng năm vốn dài, người bận rộn tự giục giã; Phong hoa tuyết nguyệt vốn nhàn tản, kẻ nhiễu nhương tự gây điều phiền toái cho mình”. Người không nóng vội sẽ biết cách trải nghiệm những điều thú vị của sinh mệnh, bởi lẽ cuộc sống vốn tự tại, muốn vội cũng chẳng xong.

Người có bản lĩnh thực sự đều hiểu đạo lý “nuôi quân ba năm, dùng quân một giờ”. Họ nỗ lực không ngừng, nhưng lại không bao giờ nóng vội. Họ tin rằng thành công xưa nay đều không thể “Một tấc lên Trời”.

Vương Hiến Chi, nhà đại thư pháp thời Đông Tấn, là con trai của “Thư Thánh” Vương Hy Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã trưởng thành trong vầng hào quang của cha, nên rất nóng vội muốn mau chóng lập được danh tiếng. Đến năm 45 tuổi, thư pháp của ông có thể tạm coi là xuất chúng, nhưng vẫn còn kém xa so với phụ thân.

Vương Hiến Chi bèn chủ động tìm tới cha hỏi: “Làm thế nào mới có thể viết chữ đẹp được ạ?” Phụ thân dẫn ông tới hậu viện, chỉ vào 18 chum nước lớn xếp thẳng hàng, nói: “Hãy dùng nước này mài mực viết chữ, đợi đến khi nào con dùng cạn chỗ nước trong chum, thì tự nhiên chữ sẽ luyện thành”. Vương Hiến Chi nghe lời dạy bảo của cha, từ đó không còn nóng vội nữa, tĩnh tâm nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng ông được tôn xưng là “Á Thánh”, trở thành người đầu tiên đứng sau “Thư Thánh” Vương Hy Chi.

Từ câu chuyện này có thể thấy rằng: Đường phải đi từng bước chân, chữ phải viết từng nét. “Dục tốc tắc bất đạt”, muốn thành công thì không thể nóng vội, cần phải tĩnh lặng xuống, dốc hết tâm sức khổ luyện, thì viên ngọc thô kia mới mài được thành món đồ trân bảo.

Có người cảm thấy rằng thế giới vẫn luôn tiến thẳng về phía trước, họ lo sợ sẽ bị tụt hậu, bị thời đại đào thải, nên nóng vội dốc sức đuổi theo. Nhưng họ càng vội vàng thì tâm càng bấn loạn, cuối cùng rơi vào vòng xoáy hao phí sức khoẻ, tinh lực và thời gian mà chẳng đạt được thành tựu gì.

Đời người không cần vội vã, chỉ cần tìm đúng phương hướng của bản thân và kiên định trên con đường nhân sinh. Cứ bước thật vững chãi và hưởng thụ mỹ cảnh của cuộc sống, bạn sẽ hiểu được sinh mệnh là một quá trình tích luỹ không ngừng. Hãy tin vào bản thân và cho mình thêm một chút thời gian để thân tâm tĩnh tại.

Vì sao những chú lạc đà mang nặng trên lưng vẫn có thể băng qua sa mạc khắc nghiệt nhất? Một nguyên nhân là bởi vì chúng bước đi chậm rãi và tĩnh tại, không hề nóng vội một chút nào.

 

Theo VisionTimes

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

“Troussier Out!”

“Troussier Out!”