Khám phá Dinh III xa hoa, lộng lẫy của vua Bảo Đại tại Đà Lạt

6:08 | 10/07/2023

Đà Lạt được mệnh danh là “Xứ lạnh Phương Nam” với thời tiết se se lạnh, dễ chịu cùng nhiều địa điểm vui chơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, khám phá. Không chỉ vậy, nơi đây hiện vẫn lưu giữ được dinh thự xa hoa, lộng lẫy mà vị vua cuối cùng của triều Nguyễn từng sinh sống, làm việc.


Dinh III, còn gọi là Dinh Bảo Đại, được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 – là nơi gia đình vua Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt. Dinh III do hai kiến trúc sư người Pháp tên là Paul Veysseyre và Arthur Kruze thiết kế.

Về vị trí địa lý, Dinh III tọa lạc tại số 1 Đường Triệu Việt Vương, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Theo tìm hiểu, Dinh Bảo Đại III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng: Tầng trệt và tầng Tầng lầu.

Ngoài ra, Dinh III còn chứa đựng nhiều sản vật mà vua Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi. Đặc biệt, Dinh III còn là điểm tham quan hấp dẫn trong số 2 Dinh còn lại là Dinh I và Dinh II.

Chia sẻ với phóng viên, một nhân viên làm việc tại Dinh Bảo Đại III cho biết, trong một năm chỉ có thời điểm tháng 8 và 9 là hai tháng ít khách du lịch tới tham quan Dinh nhất, còn bình thường khoảng gần 2.000 du khách tới tham quan Dinh III mỗi ngày vào các tháng còn lại, bởi đây là Di tích lịch sử – Văn hóa của tỉnh Lâm Đồng, là địa điểm tham quan chính với khách du lịch thập phương khi tới Thành phố Đà Lạt. Thậm chí, có lúc cao điểm, vào khoảng “từ năm 2000 đến năm 2010, một ngày có đến 4.000 đến 5.000 người tới tham quan Dinh Bảo Đại III”, nhân viên làm việc tại Dinh III nói thêm.

Dinh III trước kia từng đóng cửa một thời gian và sau đó được mở cửa trở lại. Mãi tận đến năm 1985, Dinh III mới mở cửa rộng rãi cho khách thập phương tới tham quan và khám phá. Đặc biệt, Dinh III chỉ có Hoàng hậu Nam Phương được sinh sống, còn các thứ Phi khác hầu hết chỉ ghé qua và sinh sống ở chỗ khác chứ không được nghỉ đêm tại Dinh thự đặc biệt này.

Chị Ngân Lê, một du khách tham quan Đà Lạt, cho biết: “Tôi tới Đà Lạt từ hôm trước và hôm nay mới có dịp tham quan, khám phá Dinh III – nơi vua Bảo Đại từng sinh sống. Tận mắt thấy không gian mà vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sinh sống tôi thấy được sự xa hoa, lỗng lẫy của Dinh thự thời xưa của vua chúa. Nơi đây là một địa điểm tham quan du lịch khá thú vị, giàu ý nghĩa lịch sử mà mỗi chúng ta khi có dịp tới Đà Lạt du lịch thì nên ghé qua nơi đây một lần để trải nghiệm”.

Một số hình ảnh Dinh Bảo Đại III tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Khu vực cổng chính của Dinh III – nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều Nguyễn).

Để vào tham quan Dinh Bảo Đại III, khách du lịch phải qua cổng kiểm soát an ninh mới vào được khu vực Dinh thự cách đó chừng 200 m.

Khác với Dinh I và Dinh II, Dinh III có diện tích rộng rãi và được xây dựng khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình vua Bảo Đại sinh sống và làm việc ở Đà Lạt. Dinh III do hai kiến trúc sư người Pháp tên là Paul Veysseyre và Arthur Kruze thiết kế.

Ghi nhận sáng 8/7, có khá đông khách du lịch tới tham quan, khám phá Dinh Bảo Đại III. Trong ảnh là hướng dẫn viên thuyết trình về lịch sử của tòa Dinh thự và quá trình sinh sống, làm việc cùng niên đại các đồ vật mà vị vua cuối triều Nguyễn từng sử dụng.

Phòng làm việc chính của vua Bảo Đại với nhiều đồ vật giá trị mà ngài từng sử dụng.

Khác với trước kia khi chưa mở cửa rộng rãi thì Dinh Bảo Đại III chỉ có nguyên thủ quốc gia mới được tới tham quan. Thời nay, người dân và khách du lịch có thể khám phá và check-in, chụp hình cùng những đồ vật được trưng bày bên trong Dinh thự.

Du khách chụp hình bên bàn làm việc của vua Bảo Đại.

Khách du lịch thỏa thích khám phá, tìm hiểu về lịch sử thời vua Bảo Đại tại Dinh thự đặc biệt này.

Khu vực bàn ghế đặc biệt tại Dinh thự được ban quản lý bảo quản cẩn thận.

Không gian phòng ngủ của vua Bảo Đại ngày xưa.

Không gian thư giãn khác của vua Bảo Đại và gia đình ngài sinh sống.

Phòng sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của vua Bảo Đại.

Ngoài ra, khi đến tham quan Dinh Bảo Đại III tại Đà Lạt thì du khách còn được trải nghiệm khoác áo Long Bào check-in ngay chính Dinh thự này.

Nhiều du khách tranh thủ chụp hình lưu niệm tại Dinh III – nơi vua Bảo Đại từng sinh sống, làm việc để làm kỷ niệm.

Vua Bảo Đại (22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ông là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung sống với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jenny Woong (người Hương Cảng).

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/kham-pha-dinh-iii-xa-hoa-long-lay-cua-vua-bao-dai-tai-da-lat-post255400.html#p-2

Cùng chuyên mục

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Lễ hội “Thống nhất non sông”

Lễ hội “Thống nhất non sông”