Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

20:55 | 01/05/2024

Trên địa bàn thành phố Đông Hà hiện có 21 Di tích Lịch sử, gồm 1 Di tích Quốc gia đặc biệt, 1 Di tích Quốc gia và 19 Di tích cấp tỉnh (trong đó có 4 di tích thuộc loại hình văn hoá nghệ thuật, 17 di tích loại hình lịch sử), trải qua quá trình hình thành cho đến nay, các Di tích Lịch sử có dấu diệu xuống cấp. Trước thực trạng này, thành phố Đông Hà đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nghiên cứu, bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Tính từ năm 2014 đến nay, thành phố Đông Hà đã bố trí gần 6,1 tỉ đồng để thực hiện đầu tư, tôn tạo các di tích xuống cấp nghiêm trọng hoặc có nguy cơ mất dấu. Năm 2017, bố trí hơn 932,2 triệu đồng tu bổ, sửa chữa Di tích Nhà ga Lô cốt – Phường 1 và Di tích Nhà vòm sân bay – Phường 5; Năm 2018 bố trí trên 654,1 triệu đồng xây dựng bia di tích Ngã ba Gia Độ – phường Đông Giang và Bia di tích Đôộng Bồ Chao – phường Đông Thanh; Năm 2020 bố trí trên 1,7 tỉ đồng xây dựng công trình Bia di tích và khuôn viên Chợ Hôm – Nhà thờ họ Nguyễn Khắc tại phường Đông Lễ và Công trình Bia di tích Cầu sắt Xóm Đò và Địa điểm tổ chức lễ thả hoa tại phường Đông Thanh. 

Di tích Lô cốt và nhà ga Đông Hà nằm ở điểm giao nhau của ba con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và Lê Quý Đôn, thuộc thành phố Đông Hà.

Để phát huy giá các trị của các di tích lịch sử trên địa bàn, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp, thực hiện các kế hoạch, đề án đầu và huy động nhiều nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích. Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng quản lý, thiết lập bản đồ di tích, cắm mốc chỉ giới, bảo vệ và phân cấp quản lý, hướng dẫn các phường trên địa bàn thành phố quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích; Triển khai xây dựng bia, biển ở các di tích để khẳng định vị trí di tích, cấp độ di tích và giới thiệu di tích để tuyên truyền lịch sử cách mạng, văn hóa cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; Đưa các điểm di tích vào quy hoạch chi tiết các phân khu các phường, triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch liên quan đến việc chồng lấn quy hoạch về khoanh vùng bảo vệ các di tích trên địa bàn thành phố làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc của các di tích.

Vừa qua, thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, thành phố Đông Hà đã triển khai gắn các bảng QR-Code tại di tích Nhà vòm sân bay – Phường 5 và Nhà ga Lô cốt – Phường 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong và ngoài tỉnh trong việc tìm kiếm thông tin khi đến thăm các di tích.

Di tích Nhà vòm sân bay – Phường 5

Bên cạch đó, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Đông Hà vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa còn rất hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ. Một số di tích còn gặp vướng mắc về đất đai trong vùng bảo vệ. Toàn bộ khu vực bảo vệ I và bảo vệ II của Di tích quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà với tổng diện tích 1,52 ha hiện xuống cấp trầm trọng, hoang tàn, nhếch nhác và chưa thể cắm mốc, lập hồ sơ pháp lý và khoanh vùng bảo vệ theo quy định, gây mất mỹ quan, môi trường đô thị và có nguy cơ mất dấu tích gốc của di tích…

Trong thời gian tới, để phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn, thành phố Đông Hà sẻ thực hiện các kế hoạch, đề án đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tập trung xử lý tình trạng chồng lấn quy hoạch, vướng mắc về đất đai trong vùng bảo vệ di tích để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích còn lại… Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, trong trường học, cộng đồng dân cư để vừa bảo vệ vừa phát huy giá trị các di tích.

Minh Tâm

Cùng chuyên mục

Di tích Võ Xuân Cẩn được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia

Di tích Võ Xuân Cẩn được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Quảng Trị: Tổ chức triển lãm tranh “Hồi sinh”

Quảng Trị: Tổ chức triển lãm tranh “Hồi sinh”

Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ  theo hướng tiếp cận toàn diện lịch sử Việt Nam

Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo hướng tiếp cận toàn diện lịch sử Việt Nam

Vương phi Mỵ Ê trong lịch sử và văn hóa Việt

Vương phi Mỵ Ê trong lịch sử và văn hóa Việt

Ngắm bảo vật quốc gia quý hiếm ở Quảng Bình

Ngắm bảo vật quốc gia quý hiếm ở Quảng Bình

Festival Huế 2024: Khai mạc Lễ hội Ẩm thực chay

Festival Huế 2024: Khai mạc Lễ hội Ẩm thực chay

Ngôi Đình hơn trăm năm tuổi ở Quảng Bình

Ngôi Đình hơn trăm năm tuổi ở Quảng Bình