Bắc Giang phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

12:42 | 23/08/2023

Mỗi sản phẩm du lịch của mỗi địa phương luôn cần hội tụ nhiều yếu tố khác nhau để đến được với du khách. Trong đó, các loại hình di sản văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc luôn được coi là điểm nhấn và có sức hút đối với du khách.


Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang (VHTTDL) được giao làm đầu mối chủ trì tham mưu thực hiện các nội dung thuộc dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.

Từ năm 2022, các nội dung thuộc dự án 6 đã được Sở VHTTDL và các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang triển khai với nhiều chương trình, đề án, kế hoạch. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Các điểm đến du lịch, di tích có giá trị tiêu biểu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được lập dự án đầu tư xây dựng, tôn tạo, tu bổ. Việc truyền dạy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng được tổ chức thường xuyên, định kỳ. Qua đó bước đầu hình thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan.

Bắc Giang phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

Huyện Sơn Động là địa phương thực hiện nhiều nội dung từ nguồn vốn của dự án 6 với 7/10 dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 3 điểm du lịch cộng đồng, gồm xã An Lạc; bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử; bản Nà Hin, xã Vân Sơn. 3 điểm du lịch sinh thái gồm: Núi Mục, thác Ba Tia, thị trấn Tây Yên Tử; hồ Khe Chão, xã Long Sơn; khe Nương Dâu, xã Tuấn Đạo.

Cùng đó, các loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện cũng đã được bảo tồn, phục dựng; tiêu biểu như: Lễ hội xuống đồng, lễ hội hát Then – đàn tính của dân tộc Tày tại xã An Lạc; lễ hội đua bè mảng tại xã Long Sơn; điệu múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chí tại xã Lệ Viễn.

Do đó, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây được bảo tồn, phát huy, nhiều di sản được hồi sinh. Cùng với huyện Sơn Động, những nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang cũng đang được “đánh thức” với nhiều nội dung được bảo tồn, phục dựng, tạo nên bức tranh tổng thể, đa sắc màu, hứa hẹn mang lại sức lôi cuốn đối với du khách gần xa.

PV

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/bac-giang-phat-trien-du-lich-gan-voi-bao-ton-van-hoa-post261561.html

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.