Văn hóa bản địa độc đáo của thổ dân Maori ở New Zealand

22:23 | 20/07/2023

Thời gian này, New Zealand đang ở trong những ngày hội khi là quốc gia đồng tổ chức World Cup nữ 2023. Vui nhất có lẽ là những người dân bản địa Maori, bởi họ được thế giới biết đến nhiều hơn và tự hào là dân tộc đầu tiên khai phá và sinh sống ở xứ đảo New Zealand.


Độc đáo văn hóa bản địa Maori

Thổ dân Maori là những người đầu tiên khai phá xứ đảo New Zealand.

New Zealand là quốc gia đa dạng văn hóa với 5 nhóm sắc tộc phổ biến nhất là: New Zealand, Chinese, Indian, European và Maori, trong đó Maori là tộc người đầu tiên xuất hiện ở xứ đảo New Zealand xinh đẹp khoảng 1000 năm trước. Hiện nay, người Maori hay còn gọi là “Tangata whenua” (Thổ dân) chiếm 15,1% tổng dân số và ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ chính thứ hai bên cạnh tiếng Anh tại quốc gia này.

Là một vùng đất rộng lớn, New Zealand trong nhiều thế kỷ không có gì ngoài các loài chim và sinh vật biển sinh sống cho đến khi người Maori đến từ phía đông Polynesia vào khoảng năm 1300, theo dấu vết các loài chim di cư và điều hướng bằng các vì sao và dòng hải lưu. Và bởi vì thổ dân Maori hầu như sống biệt lập trong hơn bốn thế kỷ, nên họ đã phát triển một nền văn hóa phong phú và ngôn ngữ khác biệt.

Nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa của người Maori là xăm hình hoa văn lên mặt bằng dao làm từ xương mài nhọn, răng cá mập, hoặc đá. Các hình xăm của người Maori có tên gọi “Ta moko” – là một biểu tượng của di sản và bản sắc văn hóa thổ dân Maori. Có nhiều loại hình xăm khác nhau mô tả lịch sử gia đình, tổ tiên… và họ cho rằng những hình xăm này giúp người đàn ông Maori trở nên mạnh mẽ, dữ tợn hơn trong các cuộc chiến đấu và hấp dẫn đối với người phụ nữ.

Không chỉ thích xăm hình, người Maori đặc biệt yêu thích khiêu vũ với nghệ thuật trình diễn ‘Kapa haka” – điệu múa kết hợp ca hát và các biểu cảm trên khuôn mặt.

Cách người Mauri chào nhau theo truyền thống.

Theo tập quán, người Maori thường quây quần bên nhau trong các phòng lớn hoặc phòng ăn được gọi chung là “Maraes”. Các nhà “Maraes” được thiết kế công phu với nhiều cột gỗ chạm khắc cầu kỳ. Nghệ thuật tuyền thống của người Maori bao gồm chạm khắc gỗ “Nhakairo”, dệt vải “taraga” và xăm “da moko”. Về ẩm thực, nướng đá Hagi là món ăn truyền thống vô cùng thú vị của người bản địa Maori mà bất cứ du khách nào cũng nên một lần thưởng thức.

Trong giao tiếp, cách chào hỏi truyền thống của người dân Maori cũng vô cùng đặc biệt. Họ chạm mũi vào nhau và kết thúc lời chào bằng cách nắm tay. Ý nghĩa của nghi thức này là truyền cho nhau hơi thở của sự sống. Ngoài ra, du học sinh lần đầu đến New Zealand sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy người Maori trong trạng thái trợn mắt, lè lưỡi. Thật ra đây là cách họ thể hiện lòng nhân ái của mình khi chào đón những vị khách đến thăm.

New Zealand có nhiều lễ hội, nhưng lễ hội của người Maori rất đặc biệt khi tới đây người dân và du khách sẽ được mãn nhãn bởi vũ điệu sôi động cùng những bộ trang phục thổ dân rực rỡ sắc màu.

Phụ nữ Maori nhảy điệu truyền thống “Kapa haka”.

Lá cờ Maori tung bay ở World Cup 2023

Khai phá xứ đảo New Zealand nhưng người Maori cũng trải qua những một quá trình dài với nhiều biến cố. Năm 1769, một thuyển thám hiểm của Vương quốc Anh đã khám phá ra New Zealand và tuyên bố chủ quyền của Chính phủ Anh. Kể từ đó, New Zealand trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh với sự có mặt của những người di cư, nhà thám hiểm, thương nhân và nhà truyền giáo. Làn sóng nhập cư ồ ạt tới NewZealand đã gây ra nhiều cuộc xung đột trên bộ giữa người Maori và những người di cư.

Đến năm 1840, Hiệp ước Wailangi được Chính phủ Anh và các tộc trưởng Maori ký kết tại Bắc New Zealand. Theo đó, hai bên thỏa thuận để Vương quốc Anh cai quản New Zealand; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích của người Maori, đặc biệt là đối với đất đai và tài nguyên. Đến năm 1845, thủ lĩnh củangười Maori, ông Hone Heke đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy ở vùng Đảo Bắc New Zealand. Cuộc nổi dây bị đánh bại vào năm 1846, nhưng căng thẳng giữa các bộ lạc Maori và Chính phủ Anh vẫn tiếp diễn. Các cuộc xung đội tiếp tục diễn ra cho đến năm 1872. Do ảnh hưởng vì chiến tranh và bệnh tật, dân số Maori suy giảm nhanh chóng trong những năm 1800.

Nhà hội của thổ dân Maori ở New Zealand.

Vào những năm 1990, New Zealand bắt đầu đàm phán các hiệp ước dàn xếp với người bản địa để sửa chữa những sai lầm lịch sử, trả lại hơn nửa tỷ đô la. Các trường học được thành lập để dạy tiếng Maori, và các đài truyền hình, trang web và báo chí bắt đầu đăng nội dung bằng tiếng te reo. Kết quả của những cải cách đó thật ấn tượng: Te reo hiện là ngôn ngữ chính thức và trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất, được thực hiện vào năm 2018, gần 800.000 người, khoảng 1/6 người New Zealand, được xác định là người Maori, gấp bảy lần dân số người Maori khi người châu Âu lần đầu tiên đến vào cuối thế kỷ 18.

Đối với Sperath, một thành viên của bộ tộc Ngapuhi phía Bắc của New Zealand, thời điểm quan trọng nhất của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới mùa hè này, bắt đầu vào sáng sớm thứ Năm (20/7, theo giờ Thái Bình Dương), sẽ đến ngay trước trận đấu đầu tiên, khi lá cờ Tino Rangatiratanga, màu đỏ và đen của người Maori, được kéo lên trên sân vận động Eden Park ở Auckland và “God Defend New Zealand”- quốc ca của New Zealand, được hát bằng tiếng te reo, ngôn ngữ Maori.

Tại World Cup 2023, cờ Maori sẽ bay trên cả 4 sân vận động tổ chức các trận đấu ở New Zealand, trong khi cờ thổ dân màu đỏ, đen và vàng sẽ bay trên 6 địa điểm bóng đá ở Australia. Tại giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần đầu tiên có quy mô 32 đội và lần đầu tiên được chia sẻ bởi hai quốc gia và là giải đấu đầu tiên được tổ chức ở Nam bán cầu, việc lễ khai mạc dưới lá cờ Maori là một cột mốc quan trọng và đặc biệt đối với người bản địa ở New Zealand.

Cờ Úc, cờ Thổ dân Mauri và cờ Quần đảo Eo biển Torres tung bay bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, thủ đô Úc.

Andrew Pragnell, giám đốc điều hành của Liên đoàn bóng đá New Zealand, cho biết: “cử chỉ này phản ánh mối quan hệ đối tác giữa Vương quốc và người Maori vốn là nền tảng của đất nước này”.

“New Zealand muốn tôn vinh sự độc đáo của mình”, Sperath, người sáng lập và giám đốc của Auckland’s Time Unlimited Tours, một trong số ngày càng nhiều công ty cung cấp các chuyến du lịch trải nghiệp và học tập về lịch sử văn bản địa của New Zealand, chia sẻ.

“Tôi chưa bao giờ gặp một người nào đến đây do nhầm lẫn. Giống như tổ tiên của chúng tôi, bạn phải biết cuộc hành trình của mình và tìm hiểu lý do tại sao New Zealand lại đặc biệt đến vậy. Văn hóa bản địa của chúng tôi là tài sản độc nhất của chúng tôi”.

Duy Khánh

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/van-hoa-ban-dia-doc-dao-cua-tho-dan-maori-o-new-zealand-post257059.html

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào