Truyện Nôm qua di khảo của nhà nghiên cứu Pháp Maurice Durand

11:10 | 09/07/2022

Ấn phẩm “Thế giới của truyện Nôm” (tên nguyên tác L’Univers des Truyện Nôm) của Maurice Durand do NXB Tổng hợp TP HCM phối hợp cùng dự án ERC – Vietnamica và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tại TP HCM giới thiệu.


Chuyên khảo này của Maurice Durand cung cấp cho độc giả cái nhìn chính xác về 2 thể loại văn học (truyện Nôm và ngâm khúc, ca…) trong văn học truyền thống Việt Nam. Cố GS Đinh Gia Khánh – một trong những thành viên tham gia công tác biên soạn – từng chia sẻ: “Mặc dù đây chỉ là sự dựng lại từ bản thảo dạng nháp của tác giả, song độc giả có thể tìm thấy nhiều kiến thức bổ ích về Việt Nam học tại Pháp. Với tuyển tập “truyện Nôm” và “ngâm khúc” này, Maurice Durand đã thêm một lần đóng góp vào việc tìm hiểu văn học truyền thống của Việt Nam”.

Bìa sách “Thế giới của truyện Nôm” (Ảnh do NXB Tổng hợp TP HCM cung cấp)

Truyện Nôm thường được dùng để chỉ những tác phẩm khá dài viết bằng chữ Nôm, theo lối văn vần và thể thơ lục bát, thường khuyết danh. Những truyện này trước khi được phổ biến bằng chữ quốc ngữ đã được diễn âm và truyền bá bằng chữ Nôm. Truyện thơ Nôm được sáng tác bằng chính ngôn ngữ dân tộc, thể hiện niềm tự hào và mong muốn kiến tạo một di sản văn hóa của người Việt.

Chủ đề được khai thác trong truyện Nôm thường được lấy từ tiểu thuyết Trung Hoa, từ truyền thuyết, cổ tích Việt Nam, có khi từ những giai đoạn lịch sử nổi tiếng của Việt Nam hoặc là những sáng tác theo trí tưởng tượng của một số tác giả khuyết danh hay hữu danh. Nổi tiếng nhất phải kể đến các truyện thơ Nôm như “Kim Vân Kiều”, “Lục Vân Tiên”, “Lưu Bình Dương Lễ”, “Chinh phụ ngâm khúc”, “Nhị độ mai”, “Quan Âm Thị Kính”…

Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vừa trao văn bản công nhận vinh danh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (1822- 2022). “Thế giới của truyện Nôm” đã lồng ghép giới thiệu 2 tác phẩm “Lục Vân Tiên” và “Ngư tiều vấn đáp y thuật” của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.

Maurice Durand (1914 – 1966) sinh ở Hà Nội. Ông là nhà sử học, ngữ văn học, phê bình văn học và phân tích mỹ thuật. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ và có giá trị như: “Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam”, “Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu”, “Lịch sử thời Tây Sơn”… cùng nhiều công trình dịch, hàng trăm bài viết và một số lượng bản thảo đồ sộ chưa từng được xuất bản.

Giải thưởng Sách quốc gia Việt Nam từng 2 lần vinh danh tác phẩm do ông thực hiện và đóng góp chung là “Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu” (2019), bộ sách gồm 2 cuốn “Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam” và “Thánh Mẫu linh tiêm” (2021).

Hà Giang

Nguồn báo điện tử Người lao động

https://nld.com.vn/van-nghe/truyen-nom-qua-di-khao-cua-nha-nghien-cuu-phap-maurice-durand-20220708212336319.htm

Cùng chuyên mục

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô