Tăng cường, thúc đẩy phòng chống tội phạm, tư pháp hình sự và bảo vệ pháp chế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

9:44 | 15/02/2022

Ngày 14/02/2022, Đoàn đại biểu cấp cao VKSND tối cao Việt Nam do đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng làm Trưởng đoàn đã tham dự Diễn đàn hợp tác tư pháp hình sự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất (Crim-Ap) về tăng cường, thúc đẩy phòng chống tội phạm, tư pháp hình sự và bảo vệ pháp chế.


Diễn đàn Crim-AP là Diễn đàn liên Chính phủ, dự kiến sẽ tổ chức định kỳ 1 năm một 1 lần, bắt đầu từ năm 2022 tại Nhật Bản. Diễn đàn đước tổ chức trực tuyến với các đại biểu đến từ 18 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. UNODC sẽ đóng vai trò là Ban thư ký điều phối, sắp xếp tổ chức Diễn đàn này.

Tại Diễn đàn Crim-Ap, Đoàn đại biểu VKSND tối cao sẽ làm việc trong nhóm tương trợ tư pháp về hình sự với các nội dung gồm: Tìm hiểu về hoạt động của các cơ quan Trung ương, chia sẻ những nguyên tắc và thực tiễn tốt để tăng cường hiệu quả của hoạt động tương trợ tư pháp; xây dựng yêu cầu tương trợ tư pháp và hoạt động trao đổi liên hệ, phối hợp trước khi gửi yêu cầu chính thức; xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài. (Ảnh: Điểm cầu diễn đàn tại trụ sở VKSND tối cao Việt Nam).

Diễn đàn là sự kiện được tổ chức nhằm hiện thực hóa nội dung của “Tuyên bố Kyoto” đã được thông qua tại Đại hội Liên hợp quốc lần thứ 14 về phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự, tổ chức tại thành phố Kyoto, Nhật Bản vào tháng 3/2021. Theo đó, các quốc gia tham dự đã thể hiện cam kết “Tăng cường phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự thông qua việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về hình sự”; đồng thời “Thiết lập hoặc tăng cường mạng lưới hợp tác trong khu vực và xuyên khu vực giữa cơ quan hành pháp và người có liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự khác nhằm xây dựng quan hệ tin cậy giữa các bên, thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa”.

Cùng với đó, Diễn đàn Crim-AP được tổ chức để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, xử lý người phạm tội và đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; đồng thời, thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa chuyên gia, cán bộ phụ trách lĩnh vực này của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiểu biết cơ bản về quy định pháp luật và việc áp dụng quy định pháp luật trong thực tiễn; xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hiểu biết lẫn nhau giữa chuyên gia, cán bộ phụ trách của các nước; chia sẻ bài học, kinh nghiệm thực tiễn tốt, xác định các vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực này và tìm kiếm phương án giải quyết hợp lý dựa trên hợp tác quốc tế.

Phó Viện trưởng VKSND tối cao Việt Nam Nguyễn Quang Dũng hy vọng, việc tái khẳng định những cam kết của chúng ta (18 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương tham dự – PV) tại Diễn đàn quan trọng này sẽ là tiền đề để chúng ta có thể phát triển cùng nhau, sẽ là thông điệp chính trị, pháp lý mang tính toàn cầu và sẽ là kim chỉ nam hành động cho các nhà thực thi pháp luật của các nước chúng ta trên chặng đường phía trước.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Việt Nam Nguyễn Quang Dũng đánh giá cao tầm quan trọng của Diễn đàn hợp tác tư pháp hình sự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời cho biết, Việt Nam đã, đang và sẽ là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định và đạt được những thành công bước đầu trong việc hiện thực hóa những cam kết của mình. Cũng như luôn luôn khẳng định những cam kết của mình trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC), Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và tích cực làm việc với UNODC, với cơ quan thực thi pháp luật của các đối tác chiến lược.

Với tư cách là thành viên mới của Mạng lưới thu hồi tài sản Châu Á – Thái Bình Dương (ARIN-AP) và Mạng lưới Hợp tác Tư pháp khu vực Đông Nam Á (SEAJust), Việt Nam cam kết tích cực hợp tác, hỗ trợ các đối tác với nỗ lực cao nhất của mình để cùng các nước đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xuyên quốc gia.

Theo Kế hoạch, Diễn đàn hợp tác tư pháp về hình sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất sẽ diễn ra trong hai ngày 14 và 15/2/2022. Tại các phiên làm việc, đại biểu từ các quốc gia sẽ làm việc theo hai nhóm đó là: Nhóm làm việc về tương trợ tư pháp về hình sự và nhóm làm việc về đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Trịnh Quyết

Nguồn Tạp chí Kiểm Sát

Cùng chuyên mục

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo nguồn lực, động lực phát triển mới

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất

Diễn đàn Tổng biên tập 2023: Nhà nước – Báo chí: “Đồng thanh tương ứng” để truyền thông chính sách hiệu quả

Diễn đàn Tổng biên tập 2023: Nhà nước – Báo chí: “Đồng thanh tương ứng” để truyền thông chính sách hiệu quả

Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Mở rộng hợp tác giữa hội nhà báo, cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam với Singapore

Mở rộng hợp tác giữa hội nhà báo, cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam với Singapore