Rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai với Luật Bảo vệ môi trường và Luật Lâm nghiệp

7:06 | 31/08/2023

Góp ý cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân nhấn mạnh, quá trình thực hiện các dự án có vướng mắc do chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng để các địa phương điều chỉnh quy hoạch lại không có căn cứ. Cần lượng hóa được thế nào là dự án trọng điểm…


Ngày 30/8, tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV đối với nội dung xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) cho rằng: Quy định về giải thích từ ngữ về “cộng đồng dân cư” của dự thảo Luật chưa phù hợp và thống nhất với Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Do đó, đề nghị cần có sự điều chỉnh thống nhất giữa các luật.

Liên quan đến rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 73 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân nêu rõ, dự thảo Luật quy định căn cứ điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, trong đó có nội dung biến động về nguồn lực thực hiện quy hoạch, hình thành dự án trọng điểm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng làm thay đổi định hướng sử dụng đất cần được cụ thể hóa hơn.

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) nêu ý kiến.

Về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai quy định tại Điều 81, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp vi phạm pháp luật trên đất lâm nghiệp, chẳng hạn như có hành vi chặt phá rừng thì phải thu hồi đất.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Lâm nghiệp quy định, Nhà nước thu hồi rừng trong trường hợp chủ sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tuy nhiên, những vướng mắc trên thực tế chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất việc bổ sung làm giàu từ rừng để tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu giữa các quy định của Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp để có quy định cho phù hợp, thống nhất và đồng bộ.

Theo ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân, trên thực tiễn, nhiều nhà đầu tư sau khi được giao đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng chưa sử dụng đất theo đúng tiến độ ghi trên dự án dẫn đến lãng phí nguồn lực về đất đai. Để khắc phục thực tế này, Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn để các nhà đầu tư không có cơ hội lợi dụng chính sách liên quan đến đất đai, đầu tư.

Mặt khác, dự thảo Luật quy định khi hết thời gian theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng đất không quá 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng. Đây là nội dung mới so vào Luật Đất đai năm 2013 nhằm điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng sẽ vướng mắc trong trường hợp nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng, không có cơ chế trong việc xử lý tài sản trên đất. Do đó, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, đối chiếu căn cứ quy định của Luật Đầu tư để thống nhất trong quá trình thực hiện, có cơ chế cho xử lý tài sản trên đất nếu không hoàn thành việc xây dựng dự án đầu tư.

Toàn cảnh phiên họp.

Về thực hiện dự án tái định cư, Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân phân tích, dự thảo Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật gồm có đường giao thông đảm bảo kết nối giao thông, liên kết và khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt; hệ thống cấp thoát nước thông tin liên lạc; xử lý môi trường hạ tầng xã hội gồm đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại, dịch vụ và phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của từng vùng miền.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng quy định của dự thảo Luật gây khó khăn cho địa phương không có quỹ đất tái định cư trong quá trình thực hiện và ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư thực hiện các dự án. Bên cạnh đó, việc xây dựng khu tái định cư đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật xã hội chỉ phù hợp với những dự án mà số hộ tái định cư khoảng từ 30 hộ trở lên. Đối với những dự án có số lượng hộ tái định cư ít mà phải xây dựng khu tái định cư có đầy đủ hạ tầng như dự thảo Luật thì sẽ khó khả thi.

Thiên An

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/ra-soat-ky-de-dam-bao-thong-nhat-dong-bo-giua-luat-dat-dai-voi-luat-bao-ve-moi-truong-va-luat-lam-nghiep-post262635.html

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô