Nguyễn Quốc Trung – như nông dân, như đất chẳng đổi màu

11:17 | 27/09/2023

Sáng nay 26/9/2023, Hội Nhà văn TPHCM kết hợp Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức cuộc Tọa đàm Tưởng nhớ Đại tá – nhà văn Nguyễn Quốc Trung, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2023.


Đến với buổi Tọa đàm Tưởng nhớ Nhà văn Nguyễn Quốc Trung, cuộc đời và tác phẩm, có: Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân khu 9, nguyên Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trung tướng PGS TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Viện trưởng viện Chiến lược Quốc phòng Bộ Quốc phòng; Ông Lâm Hữu Đức, Trưởng phòng VHVN – Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thành ủy; Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch HNV VN, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Nhà văn Bích Ngân, Ủy viên thường vụ HNV VN, Chủ tịch HNV TP HCM; Nhà văn Bùi Anh Tấn, Phó CT Liên hiệp Các Hội VHNT TPHCM, Tổng biên tập Tạp chí VN TP HCM; Nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch HNV TPHCM; Nhà thơ Đàm Chu Văn, Chi hội trưởng Chi Hội nhà văn VN tại Đồng Nai; Nhà thơ Lê Quang Trang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM; Nhà văn Trần Văn Tuấn, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM ; Nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Phương Đông; Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình thương binh & liệt sĩ TP.HCM; Đại tá nhà báo Phan Tùng Sơn, Phó trưởng ban đại diện báo QĐND tại TP HCM… và nhiều bạn bè đồng nghiệp của cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung.

Các vị khách mời đặc biệt, gồm em trai, con gái và các cháu cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung cũng đã có mặt tại buổi tọa đàm ý nghĩa này.

Những người tham dự đã dành 1 phút để tưởng nhớ những người dân, những văn nghệ sĩ đã mất trong đại dịch và tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung.

Các nhà văn Nguyễn Bình Phương và Bích Ngân thay mặt nhà văn – họa sĩ Huỳnh Dũng Nhân trao tặng gia đình bức chân dung cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung

Mở đầu cuộc tọa đàm Nguyễn Quốc Trung – Cuộc đời và tác phẩm, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM đã khẳng định nhà văn Nguyễn Quốc Trung là cây bút có vốn sống thực tế phong phú, nhờ thế “không chỉ thấu hiểu người lính trận và người nông thôn, mà ông còn quan sát và kiến giải sâu sắc về người thành thị trong cuộc chuyển đổi kinh tế thị trường. Những mưu ma chước quỷ luồn lách làm giàu, những chiêu trò tranh đoạt thù hận đê hèn, những dằn vặt tâm lý lỗi lầm quá khứ… đều được phơi bày dưới ngòi bút Nguyễn Quốc Trung một cách bề bộn và day dứt”.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu.

Từ Hà Nội bay vào TPHCM dự Tọa đàm, nhà văn Nguyễn Bình Phương Phó Chủ tịch HNV VN, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có những chia sẻ sâu sắc và xúc động. Theo ông, Đại tá Nguyễn Quốc Trung là một nhà văn lặng lẽ sống lặng lẽ viết. Ông chân thành và hết lòng vì bạn bè, đồng nghiệp. Khi cần thì có thể phản biện quyết liệt, nhưng không bao giờ thù giận ai. Các tác phẩm của ông có vị trí xứng đáng trong dòng văn học viết về chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương, có những cái chết đã giúp cho những người còn sống hiểu hơn về phẩm giá của bạn bè, đồng nghiệp mình lúc sinh thời; và sự ra đi đột ngột của Nguyễn Quốc Trung là một trong những trường hợp ấy.

Tiếp theo lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Bình Phương, khán phòng đã lắng lại trước những hình ảnh, những khoảnh khắc rất xúc động về cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung. Phần lớn hình ảnh sử dụng trong clip sau đây do gia đình và bạn bè nhà văn Nguyễn Quốc Trung sưu tầm và cung cấp.

Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc tham dự Tọa đàm bằng bài viết “Đất không đổi màu” với những đánh giá, nhận định đáng chú ý. Theo ông, “không chỉ bộc lộ sở trường về truyện ngắn và bút ký, Nguyễn Quốc Trung còn là một nhà tiểu thuyết với 10 cuốn tiểu thuyết đã xuất bản”. Ông kể, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã gọi điện cho ông nói về cuốn “Người đàn bà khóc mướn” chỉ vỏn vẹn 206 trang in của Nguyễn Quốc Trung: “Các văn tài cũng chỉ viết đến vậy”.

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc

Tiến sĩ – nhà phê bình Nguyễn Minh Tâm đến từ Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có bài phát biểu bài bản, chặt chẽ về tác phẩm Nguyễn Quốc Trung. Văn chương TP. Hồ Chí Minh sẽ xin được giới thiệu bài viết này khi có dịp.

Tiến sĩ – nhà phê bình Nguyễn Minh Tâm

Nhà thơ Lê Quang Trang, nhà thơ – nhạc sĩ Đào Văn Sử, nhà văn Lại Văn Long, nhà thơ Đàm Chu Văn, nhà báo Phan Tùng Sơn… đã lần lượt chia sẻ những kỷ niệm, những cảm nhận hết sức thân thương và xúc động về người bạn, người anh quá cố.

Nhà thơ Lê Quang Trang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Thay mặt gia đình, ông Nguyễn Văn Tương, em trai và cô Nguyễn Thuận Ánh, con gái nhà văn Nguyễn Quốc Trung, đã có những phát biểu đầy xúc động. Tin rằng, người anh, người cha quá cố sẽ rất ấm lòng khi biết bạn bè, đồng nghiệp vẫn luôn nhớ đến ông với tình cảm tràn đầy thương mến.

Ông Nguyễn Văn Tương, em trai nhà văn Nguyễn Quốc Trung.

Cô Nguyễn Thuận Ánh, con gái nhà văn Nguyễn Quốc Trung.

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm

Tin và ảnh: Nguyên Hùng

Nguồn: Vanchuongthanhphohochiminh.vn

https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/nguyen-quoc-trung-nhu-nong-dan-nhu-dat-chang-doi-mau

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội