Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai: Nỗ lực mọi mặt trong công tác được giao

17:38 | 09/07/2022

Trong thời gian qua Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai và hỗ trợ, phối hợp của các sở, ngành, địa phương. Công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm, coi trọng. Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến KBT, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thủy sản và giữ gìn ANCT-TTATXH trên địa bàn.

: Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì hội nghị

Vừa qua, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì hội nghị.

Đối với công tác bảo vệ rừng, 6 tháng đầu năm 2022, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đã tổ chức quản lý theo dõi chặt chẽ diện tích rừng, đất lâm nghiệp và tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH cho dân cư sống trong và ven rừng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm. Duy trì và phát huy hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác QLBVR, và ANCT-TTATXH với chính quyền địa phương, các Hạt Kiểm lâm và cơ quan chức năng vùng giáp ranh.

Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn cho biết, đơn vị hiện quản lý diện tích hơn 100 ngàn ha. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã thực hiện tốt việc theo dõi chặt chẽ diện tích rừng, đất lâm nghiệp, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Với sự nỗ lực bảo vệ, kết quả đạt được sau 6 tháng đầu năm có những chuyển biến tích cực. Qua tuần tra, kiểm tra đã tháo gỡ, phá bỏ tại rừng 1.273 sợi bẫy các loại; 281 bẫy kẹp; 02 cái bẫy chồn; 46 bẫy lò xo; 1.296 m bẫy vòng; 154 lồng bẫy sóc; 14 đú khô; 08 đủ nước; 02 chòi tạm; phát hiện, yêu cầu, tuyên truyền 341 lượt người vào rừng trái phép ra khỏi rừng. Tuyên truyền người dân tự nguyện giao nộp 01 khẩu súng tự chế.

Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch quản lý, bảo vệ lâm sản ngoài gỗ (quả cây Ươi) theo quy định, không xảy ra vụ vi phạm nào gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Ươi.

Bên cạnh đó, trong 06 tháng đầu năm 2022, Hạt Kiểm lâm kiểm tra, phát hiện xử lý 09 vụ/10 đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến QLBVR với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11.750.000 đồng. Đối với trường hợp có hành vi phá rừng trái pháp luật mức xử phạt vi phạm hành chính là 37.500.000 đồng, KBT đã chuyển hồ sơ đề nghị UBND huyện Vĩnh Cửu xử lý theo thẩm quyền.

Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), triển khai và thực hiện hoàn thành công tác PCCCR mùa khô 2021-2022 theo Phương án đã được phê duyệt. Hiện đã tổ chức nghiệm thu xong công tác PCCCR mùa khô 2021-2022 theo kế hoạch. Trong mùa khô 2021-2022 đã xảy ra 02 vụ cháy rừng tại KBT: vụ thứ nhất gây thiệt hại 150 m rừng trồng của người dân do chủ hợp đồng không thực hiện đúng qui định về PCCCR sau khi khai thác rừng trồng; vụ thứ 2 gây thiệt hại 235 cây gỗ lớn rừng trồng 2014. KBT đã yêu cầu chủ hộ nhận khoản trồng bổ sung cây gỗ lớn đủ mật độ thiết kế và phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Cửu xác minh, xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai báo cáo tại hội nghị

Ngoài ra, việc thực hiện Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý, bảo vệ vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An, quản lý đất đai cũng được KBT thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh công tác giữ rừng, thì công tác lâm sinh, làm giàu rừng cũng được KBT triển khai thực hiện. Công tác chăm sóc rừng năm 2022 theo phương án, kế hoạch được duyệt. Kiểm tra, khảo sát hiện trường, tổng hợp số liệu xây dựng kế hoạch chăm sóc, trồng dặm cây cảnh năm 2022 đồng thời đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây trồng; kiểm tra, thống kê số lượng cây chết cần trồng dặm trong năm 2022.

Các chương trình, đề tài bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học tiếp tục được thực hiện. Việc triển khai các đề án, dự án đã được phê duyệt như phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2030, dự án đầu tư vùng đệm, đề án “quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” theo quyết định số 401/QĐ-UBND, dự án bảo tồn Voi hoang dã tại Đồng Nai và các đề án, dự án, phương án, kế hoạch đang xây dựng và trình duyệt đều đang được KBT thiên nhiên văn hóa Đồng Nai tích cực thực hiện …

Bên cạnh một số khó khăn đặc thù, thì các công tác của KBT diễn ra thuân lợi là vì trong thời gian qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai và hỗ trợ, phối hợp của các sở, ngành, địa phương. Công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm, coi trọng. Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến KBT, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thủy sản và giữ gìn ANCT-TTATXH trên địa bàn.

 

Thúy Thanh – Thùy Dương

Video hay

Cùng chuyên mục

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.