Công bố khối tài liệu tiếng Pháp về Việt Nam giai đoạn 1858 – 1954

12:30 | 08/04/2023

Việc ra mắt trang thông tin điện tử giới thiệu khối tài liệu tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954 là cơ sở hướng tới xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận khối tài liệu này là di sản tư liệu thế giới.


Ngày 7/4, tin từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện trang thông tin điện tử giới thiệu khối tài liệu tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954 bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Pháp.

Trang thông tin giới thiệu 52 phông tài liệu lưu trữ tiếng Pháp đã được chỉnh lý hoàn chỉnh để phục vụ khai thác sử dụng tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, II và IV trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, với khoảng 300.000 tiêu đề hồ sơ.

Giao diện trang thông tin điện tử giới thiệu khối tài liệu tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954

Tại đây còn có thông tin về 7 ấn phẩm tài liệu lưu trữ tiếng Pháp về nhiều chủ đề khác nhau như: Quy hoạch đô thị, tổ chức chính quyền thuộc địa, giáo dục thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc Pháp tại Hà Nội và Sài Gòn…

Đồng thời, trên trang thông tin giới thiệu 13 triển lãm tài liệu lưu trữ tiếng Pháp do các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan Lưu trữ của Pháp tổ chức từ năm 2010 đến nay.

Trong đó, đáng chú ý là triển lãm “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử” do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) hợp tác với Cục Lưu trữ Pháp (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại) và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tổ chức hồi tháng 12/2022; triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” tháng 9/2018; triển lãm “Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh”…

Tư liệu về triển lãm “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”

Hình ảnh về triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố tháng 9/2018

Triển lãm Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

Trang thông tin điện tử này sẽ là nguồn tài liệu tin cậy, hữu ích cho công chúng và các nhà nghiên cứu

Trang thông tin điện tử giới thiệu khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954 sẽ là nguồn tài liệu tin cậy, hữu ích với đông đảo công chúng nói chung và các nhà nghiên cứu lịch sử nói riêng.

Việc ra mắt trang thông tin điện tử là cơ sở để Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Cục Lưu trữ Pháp hướng tới xây dựng hồ sơ chung để trình UNESCO công nhận khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954 hiện đang được bảo quản tại các cơ quan lưu trữ hai nước là di sản tư liệu thế giới trong thời gian tới.

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ giữa Việt Nam và Pháp bắt đầu từ những năm 1990. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam và Cục Lưu trữ Pháp chính thức thiết lập quan hệ hợp tác song phương qua việc ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ vào năm 2009 và ký lại vào năm 2016.

Thực hiện Thỏa thuận hợp tác, hai bên đã đạt được những kết quả nổi bật như: trao đổi các đoàn công tác; đào tạo cán bộ lưu trữ; tiếp nhận thực tập sinh, xuất bản ấn phẩm; tổ chức triển lãm chung tài liệu lưu trữ; trao đổi thông tin, tư liệu nghiệp vụ…

Cùng chuyên mục

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.