“Bệnh từ miệng mà ra” đúng với rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư ruột. Cậu bé mới 9 tuổi đã bị ung thư cũng chỉ vì thói quen xấu trong ăn uống.
Từ nhỏ đến lớn, đối với Vân Đào, 9 tuổi (Vũ Hán, Trung Quốc) việc ăn uống không phải là vấn đề, mẹ nấu món gì, cậu bé ăn món đó, không đòi hỏi và cũng không kén ăn.
Hơn nữa, gia đình Vân Đào không mua thức ăn bên ngoài, bản thân cậu bé cũng ít khi ăn vặt. Nếu có vấn đề, chỉ là Vân Đào ăn quá nhanh. Một bữa, Vân Đào ăn trong vòng 10 phút.
Điều duy nhất khiến mẹ Vân Đào đau lòng, cậu bé thường bị táo bón, cứ khoảng 3,4 ngày mới đi đại tiện một lần. Theo thời gian, Vân Đào còn xuất hiện tình trạng thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân.
Vào một ngày, Vân Đào vừa bị sốt vừa đau bụng, cậu bé đau đến nỗi cơ thể toát mồ hôi. Cha mẹ thấy có điều không ổn nên đã vội vàng đưa cậu bé đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Vũ Hán.
Trong quá trình nhập viện điều trị, bác sĩ mới dần hiểu được nguyên nhân gây bệnh, mặc dù Vân Đào không kén ăn, không ăn vặt, nhưng thói quen ăn uống của Vân Đào vô cùng tệ, bởi mẹ thường nấu rất nhiều đồ ăn để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Thời gian dài ăn thức ăn thừa gây gánh nặng rất lớn đối với đường ruột, cuối cùng gây nên thảm kịch là Vân Đào bị ung thư ruột.
Bác sĩ nói rằng, 2 loại thực phẩm này ất có hại, người lớn và trẻ cũng không nên ăn.
1. Thức ăn thừa để quá lâu
Không ít người có thói quen nấu nhiều thức ăn để dành cho ngày hôm sau, bởi vì nghĩ rằng chỉ cần có tủ lạnh thức ăn sẽ không bị hỏng, hôm sau chỉ cần làm nóng thức ăn là có thể sử dụng bình thường.
Tuy nhiên, tủ lạnh không phải là vạn năng, nó chỉ có thể giữ cho thực phẩm không bị nhanh hỏng, nhưng không thể ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Chức năng đường tiêu hóa của trẻ nhỏ vô cùng yếu, thực phẩm chỉ cần có chút biến đổi, cơ thể sẽ có những phản ứng. Thời gian dài ăn thực phẩm thừa, sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, tích tụ thức ăn và táo bón.
Chức năng đường tiêu hóa của trẻ nhỏ vô cùng yếu, thực phẩm chỉ cần có chút biến đổi, cơ thể sẽ có những phản ứng.
2. Thức ăn nhanh
Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận rộn với công việc, không có thời gian nấu nướng nên sẽ mua cho trẻ một số loại đồ ăn nhanh như quẩy chiên, mì ăn liền, gà rán, xúc xích,…
Mặc dù các loại thực phẩm này rất tiết kiệm thời gian, nhưng nó lại là thủ phạm gây hại cho lá lách và dạ dày của trẻ, các loại thực phẩm này khó tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Theo thời gian cơ thể trẻ càng trở nên yếu, dễ nhiễm bệnh.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh căn bệnh ung thư?
– Cho trẻ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ, ăn nhiều ngũ cốc thô, rau củ quả giàu chất xơ.
– Cho trẻ uống đủ nước, nên uống nước ấm để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời cũng giúp làm sạch đường ruột.
– Nuôi dưỡng cho trẻ thói quen vận động, chỉ có di chuyển mới giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.
Theo Helino