Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch phải là “nhạc trưởng” xây dựng đề cương về chấn hưng, phát triển văn hóa

7:01 | 06/07/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) phải là “nhạc trưởng” xây dựng đề cương, khung Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Ngày 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về tiến độ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, để bảo đảm văn hoá phát triển cùng với kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường…, cần xem xét lại quá trình bảo tồn, bảo vệ, phát triển, phát huy các giá trị, tầm quan trọng của văn hoá. “Trong thời gian tới cần làm gì để quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hoá?”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VHTT&DL, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia tập trung đóng góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Chương trình, tập trung vào nội hàm của các khái niệm “văn hoá”, “con người”, “chấn hưng”, “phát triển”.

Cụ thể là làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa “văn hoá” và “con người”, từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm; chỉ ra những vấn đề, lĩnh vực văn hoá cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì; xác định những giá trị mới, những gì cần đổi mới để phát triển văn hoá; những bất cập, hạn chế cần khắc phục, đổi mới từ công tác quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách đến thực tiễn triển khai.

Chương trình cần giải quyết mối quan hệ với các chương trình mục tiêu quốc gia khác (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi); có khả năng bao trùm, tích hợp các chương trình, kế hoạch, chiến lược trong các lĩnh vực, phân ngành văn hoá trên cơ sở đánh giá những gì làm được, chưa làm được, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế nhằm thay đổi cơ bản của các ngành, các cấp trong nhận thức, quản lý, thực hiện chấn hưng, phát triển văn hoá.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ VHTT&DL khẩn trương hoàn thành trình tự, thủ tục để trình Chính phủ Dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, đồng thời thực hiện các bước tiếp theo để trình Quốc hội theo đúng thẩm quyền.

Theo Phó Thủ tướng, Dự thảo Chương trình phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến văn hoá, “những gì làm được, chưa làm được. Cái gì còn hạn chế, tồn tại, thách thức, những vấn đề mới nổi”. Đồng thời cần lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, người hoạt động thực hành trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật khác nhau để xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách một cách minh bạch, rõ ràng.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế nhằm thay đổi cơ bản của các ngành, các cấp trong nhận thức, quản lý, thực hiện chấn hưng, phát triển văn hoá và xác định rõ vai trò của Nhà nước, xã hội, người dân; đa dạng nguồn lực đầu tư cho Chương trình từ nguồn vốn đầu tư công, kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn xã hội hoá; đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý, quảng bá, truyền thông.

Phó Thủ tướng nhắc lại một số mục tiêu lớn mang tính cấp bách, ưu tiên trong Chương trình, đó là bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo di sản, giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đang bị suy giảm, xuống cấp nghiêm trọng, có thể mất đi; xây dựng môi trường, văn hoá bao gồm sản phẩm và hoạt động văn hoá, thiết chế văn hóa, cảnh quan văn hoá, ứng xử văn hoá, nếp sống văn hoá nơi công cộng, tại cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường…; phát triển các không gian sáng tạo, công nghiệp văn hoá.

“Bộ VHTT&DL phải là “nhạc trưởng” xây dựng đề cương, khung Chương trình; tổ chức lấy ý kiến đóng góp, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng, người dân về nguồn lực, cơ chế cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra; phân công, phân cấp rõ ràng và thực hiện được ngay trong khuôn khổ chính sách, pháp luật hiện hành”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ VHTT&DL mời đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội, một số địa phương, chuyên gia, người làm công tác văn hoá tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chương trình với những cách tiếp cận khoa học, phù hợp với từng lĩnh vực văn hoá chuyên ngành.

Quốc Trần

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/bo-van-hoa-the-thao-du-lich-phai-la-nhac-truong-xay-dung-de-cuong-ve-chan-hung-phat-trien-van-hoa-post255072.html

Cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng: Xây dựng “thế trận lòng dân”

Bộ đội Biên phòng: Xây dựng “thế trận lòng dân”

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Lễ hội bóng đá giao hữu trận siêu kinh điển tại Đà Nẵng

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”