Xuân Trình, nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới

9:27 | 21/11/2019

Sáng ngày 21/11, tại Rạp Đại Nam – Nhà hát Chèo Hà Nội diễn ra buổi họp báo hội thảo khoa học quốc gia “Xuân Trình, nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới”. Hội thảo do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội nghệ sĩ Sân khấu VN, Trung tâm Bào tồn và Phát truển Nghệ thuật Sân khấu VN, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.


 

Nhà văn, nhà viết kịchXuân Trình (1936 -1991) là một trong những tác giả, nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của nền sân khấu cách mạng Việt Nam. Với gần 30 kịch bản được dàn dựng trên sàn diễn các đoàn sân khấu cả nước, sớm tập trung vào vấn đề dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, đề cao tính chân thật và tính nhân văn của tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm gây chấn động dư luận xã hội như “Chuyện những người du kích”, “Quê hương Việt Nam”, “Lập xuân”, “Hận thù từ đâu tới”, “Bạch đàn liễu”, “Ngôi nhà trong thành phố”,“Xóm vắng”, “Cố nhân”, “Thời tiết ngày mai”, “Mùa hè ở biển”, “Đợi dến mùa xuân”, “Ngày xưa nơi đây là chiến tranh”, “Ngôi nhà màu hồng ngọc”, “Nửa ngày về chiều”, “Nghĩ về mình”, “Tai họa hay rủi ro”… từ những năm 1960 đến 1990, Xuân Trình được coi là nhà viết kịch tiên phong của sự nghiệp đổi mới.

Ông còn là một nhà lãnh đạo sân khấu với khát vọng đưa sân khấu thoát khỏi bao cấp, xã hội hóa thực sự để ngày càng phát triển, lớn mạnh bằng các nguồn lực tinh thần và vật chất ngoài nhà nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Trình là một tấm gương sáng, có sức cổ vũ lớn, để lại nhiều bài học quý giá của một nghệ sĩ chiến sĩ tài năng, một nhà lãnh đạo văn nghệ nhiệt huyết, luôn gắn bó máu thịt với hiện thực cuộc sống, với sự nghiệp cách mạng của tổ quốc, của Đảng và nhân dân. Xuân Trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT và đã được đặt tên cho một đường phố ở TP Nam Định quê hương.

Tuy vậy, tầm vóc và vị trí của Xuân Trình trong nền sân khấu chưa thực sự được đánh gía đúng mức, các bài học sống động có giá trị của cuộc đời và sự nghiệp dâng hiến vô tư cho Tổ quốc, Đảng và nhân dân với tư cách một nghệ sĩ cộng sản chân chính chưa được tổng kết và phổ biến rộng rãi trong giới sân khấu cũng như văn học nghệ thuật cũng như công chúng.

Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Trình.

Ông Nguyễn Thế Khoa – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc – Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam, đánh giá: Những vấn đề Xuân Trình đặt ra trong các tác phẩm rất quyết liệt, bằng sự dấn thân, trả giá của chính bản thân ông. Xuân Trình là nhân vật lớn. Ở vị trí tác giả, ông là người đi trước thời đại. Xuân Trình đã để lại những tác phẩm để đời. Ông viết về thời chống Mỹ với chủ nghĩa anh hùng hiện lên rõ nét. Ông Khoa còn hồi ức lại ngày xưa xem vở kịch Xuân Trình thấy sướng lắm. Ông viết về cuộc sống đang diễn ra trước mắt, đó là một việc làm khó khăn đối với tác giả kịch. Có giai đoạn Xuân Trình phải về quê để ở ẩn cho yên thân. Xuân Trình viết những chuyện rất thật, rất nhỏ nhưng vấn đề đặt ra lại không hề nhỏ chút nào. Xuân Trình cần được tôn vinh để hậu thế học theo.

NSUT Đào Quang, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đồng bằng Bắc bộ: “Xuân Trình là con người của quê hương, đi đâu cũng gắn bó với quê hương, Xuân Trình hoà vào đời sống xã hội thông qua các tác phẩm của mình. Và thông qua các hình tượng nhân vật ông muốn truyền tải những giá trị đích thực của cuộc sống và khát khao của con người”.

Nhà viết kịch Giang Phong: “Những vở kịch của Xuân Trình dù ít dù nhiều, đều mang dấu ấn của quê hương ông. Hay nói một cách khác: đặc điểm của địa danh và văn hiến quê ông, đã tạo ra được một Xuân Trình xuất sắc trong nền sân khấu Cách mạng Việt Nam. Ông Xuân Trình được thừa hưởng khá đậm đặc lòng nhân đức của gia đình.

Bà nội Xuân Trình thường nhắc nhở các gia nhân và con cháu là đến bữa cơm là mở cổng cho ăn mày họ vào, bà thường nói: “ăn mày họ chỉ trông chờ vào hai bữa cơm, đến bữa mà không mở cổng cho họ vào để cho họ ăn thì là thất đức”. Bà cũng chính là người trực tiếp xúc thóc, xúc gạo phát chẩn cho nông dân làng Lỗ Xá trong những ngày tháng 3, tháng 8. Bà cũng thường nói, khi cướp đến, thì không cần chống họ làm gì, nhỡ sao khổ thêm, cứ mở cổng, mở kho cho họ lấy thóc, họ đói nên họ đi cướp.”

“Xuân Trình – Nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới” là Hội thảo nhân dịp chào mừng Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Xuân Trình được coi là một trong những tác giả, nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của nền sân khấu cách mạng Việt Nam.

Một số hình ảnh trong buổi họp báo:

Ông Nguyễn Thế Khoa – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc – Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam. Ảnh Huỳnh.
Nguyễn Khôi Nguyên, con trai nhà viết kịch Xuân Trình.
NSUT Đào Quang, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đồng bằng Bắc bộ.
Nhà viết kịch Giang Phong.

 

Thông tin hội thảo quốc gia: 'Xuân Trình, nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới'

Ngày 21/11/2019: Từ 9h, Họp bào về chương trình hội thảo.

Ngày 25/11/2019: Từ 20h, Tổng duyệt vở kịch “Bạch đàn liễu”.

Ngày 29/11/2019: Từ 20h, Biểu diễn vở kịch “Bạch đàn liễu”

Ngày 30/11/2019: Từ 8h30, Xem  trích đoạn một trong những vở kịch hay nhất của Xuân Trình, vở “Đợi đến mùa xuân” do Chi hội Sân khấu Nam Đình trình diễn và tổ chức hội thảo đến 11h30.

12h ngày 30/11/2019: Các đại biểu dự liên hoan bế mạc hội thảo tại rạp Đại Nam.

Ban tổ chức hội thảo:

  1. Nhà nghiên cứu, nhà báo Nguyễn Thế Khoa, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Tổng Biên tập tạp chí Văn hiến VN.
  2. NSUT Lê Chức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN.
  3. Kỹ sư Nguyễn Thị Bảy, Giám đốc Công ty cơ khí ô tô 327, đại diện Gia tộc Xuân Trình.
  4. NSUT Đào Quang, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đồng bằng Bắc bộ..
  5. Ths Phạm Ngọc Anh, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Sân khấu.
  6. Trịnh Thị Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam.
  7. Nhà báo Quang Tới, Tổng Thư ký tòa soạn tạp chí Văn hiến Việt Nam.

 

Một số nội dung trong hội thảo:

  1. Nghiên cứu đánh giá chung về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Trình, về lý tưởng, nhân cách sống, tài năng và nhiệt huyết sáng tác, công tác đóng góp cho quê hương đất nước, cho nhân dân, cho Đảng.
  2. Nghiên cứu, đánh giả sáng tác của Xuân Trình thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như thời kỳ cả nước bước vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong thời kỳ đầu đổi mới của đất nước.
  3. Nghiên cứu, đánh giá công tác của Xuân Tình trên các cương vị Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Tổng Biên tập tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu, nhất là khát vọng và ý nghĩa của những công việc ông đã triển khai thực hiện xã hội hóa hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trên cương vị Phó Tổng Thư ký Thường trực cũng như của hai cơ quan trực thuộc hội mà ông trực tiếp phụ trách là Tạp chí Sân khấu và Nhà Xuất bản Sân khấu.
  4. Đúc kết từ cuộc sống, sự nghiệp sáng tạo và công tác của Xuân Trình những bài học cần thiết, hữu ích cho các nhà viết kịch, các nhà lãnh đạo sân khấu hôm nay trong sự nghiệp phấn đấu xây dựng một nền sân khấu tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
  5. Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xem xét truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà văn nhà viết kịch Xuân Trình.

 

 

Đình Tuyến/VHVN

 

 

 

Video hay

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử