Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh

9:23 | 10/02/2023

Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, bên cạnh phát triển du lịch văn hóa di sản, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy du lịch tâm linh, tạo nên sự đa dạng và phong phú về các sản phẩm, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với vùng đất này.


Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Trong suốt chiều dài lịch sử, tại Huế có nhiều niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, trong đó có hơn 100 ngôi chùa cổ cùng hàng chục tổ đình với các nghi lễ Phật giáo và hoạt động Phật sự tôn nghiêm.

Nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho loại hình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng đã được xây mới như: Khu văn hóa Ðền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Khu văn hóa du lịch tâm linh Quán Thế Âm… Không chỉ có hệ thống chùa chiền dày đặc, văn hóa Phật giáo tại Huế còn được biết đến bởi các lễ nghi được bảo lưu khá nguyên vẹn, với không ít lễ hội mang màu sắc tâm linh riêng có tại Huế.

Chùa Phật đứng Huế Thiền Lâm có lối kiến trúc độc đáo là điểm tham quan yêu thích của nhiều du khách khi đến Huế

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế cũng rất phát triển và có sức hút rất lớn đối với người dân, du khách. Tiêu biểu nhất cho những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế, đó chính là điện Hòn Chén và Lễ hội điện Hòn Chén.

Trong khi đó, Thiên Chúa giáo có lịch sử du nhập và phát triển ở Ðàng Trong khá sớm. Hiện tại, ở trung tâm thành phố Huế có hai ngôi giáo đường lớn được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước là nhà thờ Phủ Cam và nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Một trong những điểm nhấn lớn nhất của Festival Huế 2022 được tổ chức theo hướng bốn mùa quanh năm là Lễ hội điện Hòn Chén. Tương truyền, Lễ hội điện Hòn Chén được nhà Nguyễn đưa vào hàng quốc lễ và được tổ chức hằng năm “Xuân Thu nhị kỳ” để nhớ ơn Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

Lễ hội mang đến cho con người về việc thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người: “Tháng Bảy giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ”. Sau hơn 50 năm kể từ năm 1971, lễ rước cung nghinh Thánh mẫu, Hội đồng Tứ phủ được khôi phục, cũng đã tái hiện đầy sắc màu trên đường phố Huế, thu hút hàng nghìn thanh đồng, tín nữ và du khách hành hương thập phương.

Có thể nói, gắn kết với thương hiệu Festival Huế, việc khôi phục Lễ hội điện Hòn Chén là một hướng phát triển du lịch tâm linh tiêu biểu của Thừa Thiên Huế. Ðây cũng được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Vào tháng tư âm lịch, Huế lại rộn ràng và tưng bừng hơn trong sắc màu của mùa Phật Ðản. Các hoạt động kỷ niệm ngày Ðản sanh diễn ra trong suốt một tuần. Kế đến là lễ hội Quan thế âm Bồ Tát, thường được tổ chức trong hai ngày 18 và 19/6 âm lịch tại núi Tứ Tượng, lễ Vu lan vào rằm tháng 7. Các lễ hội này thu hút hàng chục nghìn tín đồ Phật giáo, khách thập phương đến Huế hành hương, chiêm bái.

Chùa Tượng Phật đứng ở Huế tọa lạc trên đỉnh núi Tứ Tượng, nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái.

Huế cũng hình thành các điểm đến du lịch tâm linh như Trung tâm văn hóa Huyền Trân – nơi thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân – ái nữ của vua Trần Nhân Tông, người đã hy sinh tình riêng để góp nên vùng Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế có vị thế xứng đáng trong lịch sử của đất nước.

Bên cạnh đó, có Trung tâm văn hóa Phật đài Quan thế âm Bồ Tát, Thiền viện Trúc Lâm ở hồ Truồi, hay trong thời gian tới là Bạch Vân Tự sẽ được xây dựng tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Bên cạnh việc khai thác thế mạnh về di tích lịch sử, hiện các công ty du lịch, lữ hành đã tổ chức các tour, tuyến liên quan du lịch tâm linh, ẩm thực chay, các khóa tu tập, thiền tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch ở Huế. Tiêu biểu cho các điểm đến du lịch tâm linh ở Huế như: Khu du lịch tâm linh Quán Thế Âm, Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Ðền thờ Huyền Trân công chúa, Tượng đài Hoàng đế Quang Trung.

Được biết, Huế xây dựng, hình thành một số sản phẩm liên quan tâm linh, lồng ghép với một số tour truyền thống trước đây đã có để làm mới, nâng cấp, tổ chức một số tour chuyên về du lịch tâm linh, thăm chùa chiền, tìm hiểu về đạo Phật và trải nghiệm một số hoạt động trong các chùa, gia tăng sản phẩm du lịch giúp cho du khách khi đến với Huế không chỉ trải nghiệm di sản văn hóa trải nghiệm với cộng đồng, mà còn tìm hiểu trải nghiệm thêm về du lịch tâm linh

PV

Nguồn Báo Công luận

https://www.congluan.vn/thua-thien-hue-day-manh-phat-trien-du-lich-tam-linh-post234595.html

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024