Sáng nay (20/12), trước ngày tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc”, Đoàn cán bộ Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam do các Phó Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thế Phiệt và Đặng Thị Ngọc Vân dẫn đầu tới nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, Ba Đình Hà Nội – Nơi Đại tướng từng gắn bó nhiều năm lúc sinh thời để thắp hương tưởng niệm Đại tướng, nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 20/12/2018) và 5 năm Ngày mất của Đại tướng.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người sống giản dị, gần gũi với chiến sĩ và đồng bào. Nhưng đã từ lâu, nhất là sau quốc tang ông, nhân dân đã đã tôn vinh và coi ông như một vị thánh bất tử của dân tộc – Thánh Võ!
Một thành viên trong đoàn đến thắp hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có phát hiện thú vị: Trong cuộc đời 103 năm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầu hết đều diễn ra vào Ngày Thứ Sáu, gọi là “Ngày thứ 6 linh thiêng”:
1- Ngày sinh của Đại tướng:Thứ 6 ngày 25 tháng 8 năm 1911
2- Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 1944
3- Ngày ông được phong quân hàm Đại tướng: thứ 6 ngày 28 tháng 5 năm 1948
4- Ngày Giải phóng Điện Biên: thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 1954
5- Ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là thứ 6 ngày 4 tháng 10 năm 2013
6- Tên khai sinh của Đại tướng là VÕ GIÁP có 6 ký tự
7- Tên thường gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên lót NGUYÊN 6 ký tự
8- Đại tướng là đại biểu Quốc Hội 6 khóa liền ( từ khóa 1 đến khóa 6)
9- Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2018, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học ” Đại Tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc “.
10- Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con thứ 6 trong gia đình.
Văn Hiến