Những người thầy nổi tiếng trong sử Việt

11:06 | 15/10/2020

Đây là những thầy giáo đi vào sử sách Việt với các đóng góp về giáo dục cũng như sử dụng ngòi bút của mình để chống giặc ngoại xâm… 


Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Chu Văn An là thầy giáo nổi tiếng thời Trần. Ông được suy tôn là “Vạn thế sư biểu” của người Việt. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng, ông giữ chức tư nghiệp (hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám. Chu Văn An là thầy giáo đầu tiên của nước ta giữ chức hiệu trưởng của một trường học.
Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, Trần Ích Phát có 67 học trò đỗ đại khoa gồm: 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 10 thám hoa và nhiều người khác đỗ tiến sĩ. Ông là thầy giáo có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất trong lịch sử.
Trong sách này cũng nêu rõ, Nguyễn Trực là nhà giáo duy nhất của nước ta từng thi đỗ trạng nguyên ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
Theo sách “Giai thoại Lịch sử Việt Nam”, bảng nhãn Lương Đắc Bằng là thầy giáo nổi tiếng thời Hậu Lê. Ông chính là thầy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sách “Những người thầy trong sử Việt” chép rằng Lê Uy Mục lên ngôi năm 1509, làm nhiều điều bạo ngược, lòng dân oan thán. Thầy Lương Đắc Bằng đã viết hịch kêu gọi trung thần lật đổ ông vua bạo ngược.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh, đất nước mạnh và càng lớn lao. Nguyên khí suy, thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí”. Đó là câu nói nổi tiếng, đi vào sử sách của danh sĩ, nhà giáo Thân Nhân Trung thời Hậu Lê.
“Thầy giáo mù và cây bút kiếm” là biệt danh nói về thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu. Ông bị mù cả 2 mắt nhưng vẫn sử dụng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, có kiến thức uyên bác, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà giáo Lê Quý Đôn thời Hậu Lê được suy tôn là “túi khôn của thời đại”.

Theo Kienthuc

Video hay

Cùng chuyên mục

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ