Người thầy truyền cảm hứng: Từ hoa hậu, diễn viên trở thành tiến sĩ giáo dục

13:58 | 18/11/2019

Đã là hoa hậu, diễn viên, cô Swaroop Rawal chưa từng nghĩ có ngày sẽ trở thành một giáo viên. Nhưng đến năm 37 tuổi, sau khi sinh con, cô đã đi học trở lại và bắt đầu sự nghiệp giáo dục đáng khâm phục của mình.


Tiến sĩ Swaroop, nhà giáo tận tâm với sự nghiệp giáo dục (ảnh: News Bharati).

Nhận thấy một số phương pháp giảng dạy hiện tại gây căng thẳng cho trẻ em cũng như các hệ lụy trong đời sống gia đình, cô Swaroop đã quyết định trở thành giáo viên với hai mục tiêu chính: giúp trẻ em thêm tự tin, vững vàng thông qua giáo dục kỹ năng sống và ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới mẻ. Những phương pháp cô hướng tới thường giúp học sinh và giáo viên cùng suy ngẫm, tưởng tượng nhằm xây dựng ý thức về sự tự lập và giá trị bản thân.

Chân dung cô giáo tận tâm với giáo dục (ảnh: Brain Feed Magazine).

Cô theo đuổi con đường tiến sĩ để có thể hiện thực hóa mục tiêu của mình. Trong quá trình làm tiến sĩ, cô dành thời gian nghiên cứu về các kỹ năng sống giúp nâng cao tiềm năng con người, giáo dục giáo viên và ứng dụng nghệ thuật vào giảng dạy.

Để giúp đỡ được nhiều trẻ em tại các môi trường học tập khác nhau, cô Swaroop đã phát triển một phương pháp giảng dạy có tính phổ quát. Với phương pháp này, cô có thể giúp được học sinh với các hoàn cảnh đời sống khác nhau – từ trẻ em đường phố, nông thôn, trẻ lao động sớm, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế, xã hội khó khăn, cho đến các em tại trường chuyên học tập hiệu quả nhất.

Cô Swaroop và những học sinh thân yêu (ảnh: Scoo News).

Thực tế, đối tượng học trò nào cũng đi cùng những thách thức nhất định. Tuy nhiên, cô Swaroop đã có thể giải quyết những khó khăn đó thông qua việc tổ chức diễn kịch trong lớp học. Đó là một phương pháp học tập chủ động, lấy người học làm trung tâm, bao gồm thảo luận nhóm, đề xuất sáng kiến, tranh luận, trò chơi, hát và vẽ.

Quá trình thảo luận sẽ giúp các em thêm hiểu biết về thế giới và năng lực của mỗi người. Có thể nói rằng phương pháp này đã có ảnh hưởng quan trọng nhất định đến học trò của cô. Trong đó là hai ví dụ điển hình: Sau khóa học với cô Swaroop tại Bhadbhediya, các giáo viên tại đây đã thảo luận vấn đề tảo hôn với ủy ban làng và đưa ra các biện pháp ngăn chặn cần thiết. Còn ở Sodvadra, học sinh của cô đã giúp ngăn chặn nạn lao động trẻ em trong ngành công nghiệp đánh bóng kim cương và đưa các em học sinh trở lại trường học.

Cô Swaroop cũng có nhiều cống hiến cho tri thức sư phạm của xã hội Ấn Độ hiện đại. Cô trở thành chuyên gia đào tạo giáo viên, diễn giả tại hơn bốn mươi hội nghị trong nước, quốc tế. Cô cũng thường có nhiều bài viết đăng tải trên các tờ báo mang tầm quốc tế. Cô còn tổ chức rất nhiều hội thảo cho học sinh, giáo viên, nhân viên công tác xã hội và những nhà tâm thần học.

Cô giáo Swaroop tại một sự kiện (ảnh: The Hindu).

Với tấm lòng và kiến thức của mình, tiến sỹ, diễn viên, hoa hậu Ấn Độ Swaroop đã có những đóng góp ý nghĩa cho giáo dục Ấn Độ, như:

  • Đưa 450 trẻ em dân tộc thiểu số đi học trở lại.v
  • Một trong 5 giáo viên với kỹ năng sống tốt nhất thông qua các dự án truyền hình.
  • Cùng với những học sinh của mình ngăn chặn tảo hôn, việc hút và bán thuốc lá gần trường học.

Năm 2014, cô thực hiện các buổi đào tạo giảng dạy từ xa theo yêu cầu của chính phủ – một chương trình cực kỳ thành công, mang lại những thay đổi to lớn trong cộng đồng giáo viên ở vùng nông thôn Gujarat. Cô Swaroop còn là thành viên phi chính phủ đặc biệt trong Ban Cố vấn Giáo dục Trung ương.

Năm 2016, cô được trao giải thưởng Cống hiến Giáo dục Cộng đồng của năm tại Hội nghị Mầm non Quốc tế lần thứ 4 của Hiệp hội Mầm non.

Năm 2019, cô nằm trong top 10 chung kết Giải thưởng giáo viên toàn cầu. Cô là người Ấn Độ duy nhất được chọn từ hơn 10.000 đề cử và ứng viên đến từ 179 quốc gia.

Cô chia sẻ rằng nếu đạt Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu, cô sẽ thành lập một viện nghiên cứu để thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy dự bị đặc biệt (PVE) tại các trường tiểu học. Mục tiêu của chương trình là nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về tất cả các ngành nghề khác nhau tại Ấn Độ. Viện sẽ chia sẻ thành quả nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới có liên quan trực tiếp đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030.

Dạy học khiến tôi không thể im lặng. Giáo dục là cách mà tôi có thể giúp bọn trẻ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi không ngừng hoàn thiện phương pháp của mình để cải thiện môi trường giáo dục cho các em. Tôi nghĩ đến những phương pháp dạy học mới mẻ để giúp các em học hành tốt hơn… như các kỹ thuật sáng tạo và cải tiến… giáo trình hiệu quả… nghiên cứu hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn… Mọi thứ tôi làm đều đã, đang và sẽ luôn luôn vì các em.

 

Theo Global Teacher Prize

 

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương