Nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ có gì đặc biệt?

8:39 | 24/06/2019

Cà Mau đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận gác kèo ong U Minh Hạ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy nghề này có gì đặc biệt mà cần phải vinh danh?


Nghề “ăn ong” ở U MInh Hạ, Cà Mau (ảnh T. Hiếu)

Gác kèo ong tự nhiên là một nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời. Nghề này gắn liền với sinh kế người dân và hệ sinh thái rừng tràm. Người dân U Minh Hạ đã thích nghi với vùng đất ngập nước và hệ sinh thái rừng tràm.

Mật ong rừng tràm U MInh Hạ nức tiếng thơm, ngon. Ảnh: T.Hiếu

Họ đã tích lũy được qua nhiều thế hệ những cách thức để sống hài hòa với môi trường, hưởng lợi từ thiên nhiên một cách bền vững, không làm hủy hoại thiên nhiên. Nghề gác kèo ong phụ thuộc vào rừng tràm và hệ sinh thái đất ngập nước.

Lấy tổ ong cũng lắm công phu, nếu không ong hút mật bay đi mất. Ảnh: T.Hiếu

Ngày nay, hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa do sự phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp thâm canh. Kho tri thức địa phương đang dần bị mai một và mất đi, không tiếp tục truyền cho thế hệ mai sau, nghề gác kèo ong có nguy cơ bị thất truyền.

Tìm nơi gác kèo. Ảnh: T.Hiếu

Theo Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Cà Mau, chính vì vậy, nghề truyền thống gác kèo ong cần phải được bảo tồn và phát triển, đặc biệt là tuyên truyền và truyền dạy quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm, bí quyết gác kèo ong cho cộng đồng vùng rừng tràm U Minh Hạ.

Sau 6 -7 tháng ong đã đầy tổ. Ảnh: T.Hiếu

Nghề gác kèo ong U Minh Hạ cũng cần làm “đúng quy trình”. Theo các thợ rừng có kinh nghiệm, gác kèo ong tự nhiên thu hoạch mật 06 lần trong năm, từ 3 – 4 lần trong mùa khô (mùa hạn), từ 2 – 3 lần trong mùa mưa (mùa nước).

Trung bình, mỗi lần lấy mật (ăn ong) thì thu được từ 3 – 5 lít mật/tổ, có nhiều tổ ong lên đến hơn 10 lít mật. Gác kèo ong cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết. Thông thường quy trình gác kèo ong được thực hiện qua nhiều bước như: Chuẩn bị kèo; chọn điểm gác kèo; gác kèo; kiểm tra kèo; khai thác mật ong (người địa phương gọi là ăn ong); vắt và bảo quản mật ong. Tất cả các bước đều thực hiện rất công phu và đều có “bí quyết” để sao cho ong cho mật nhiều, ngon.

“Ăn ong” cần phải khéo léo. Ảnh: T.Hiếu

Diện tích rừng tràm U Minh Hạ ngày càng thu hẹp, điều này đồng nghĩa với nghề gác kèo ong cũng giảm đi rất nhiều và hiếm người sống được bằng nghề. Nghề truyền thống này  đang có nguy cơ mai một có thể dẫn tới thất truyền.

Lấy mật. Ảnh: T.Hiếu
Lấy mật. Ảnh: T.Hiếu

Đây cũng là lý do Cà Mau đề nghị công nhân nghề gác kèo ong là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

Theo Laodong

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học