Ngắm những bức ảnh xuất sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

10:24 | 19/05/2020

Ngày 15.3.1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 147-SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Kể từ đó, nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng phát triển, lớn mạnh đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Và Bác Hồ trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiếp ảnh. Ba nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An, Đinh Đăng Định, Lâm Hồng Long đã có các tác phẩm xuất sắc, để đời về Bác. Đây cũng là 3 nhà nhiếp ảnh (đã mất) vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX.


“Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê” (1950) của Vũ Năng An. Chụp lại từ cuốn sách “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX” do Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xuất bản năm 2006. Ảnh tư liệu

Những tấm ảnh cùng tên, nhưng…

Đầu tiên là tác phẩm “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê” (1950) của nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An (1916-2004), người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996).

Ông Vũ Năng An, nguyên quán Nam Định, trong cuộc đời cầm máy đã có nhiều tác phẩm ảnh báo chí giàu giá trị tư liệu lịch sử ghi lại được những thời khắc trọng đại của dân tộc như “Chiếm Bắc Bộ Phủ”, “Míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn” (1945); nhưng ấn tượng nhất vẫn là tác phẩm “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê”. Bức ảnh đen trắng ghi lại được sắc thái biểu cảm của Bác trong trang phục giản dị, tay cầm điếu thuốc, ánh mắt nhuốm vẻ trầm tư nhưng đầy tự tin, trước khi ra quyết định cho một trận đánh lớn. Đây là bức ảnh có đường nét và nhịp điệu mang tính thẩm mỹ, rất gần gũi với người dân Việt và xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông qua nhiều thời kỳ.

Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, năm 1950, Vũ Năng An được phân công làm phóng viên ảnh của Bộ Tư lệnh mặt trận chiến dịch Biên Giới. Được theo Bác lên trạm tiền tiêu, Vũ Năng An đã dùng máy ảnh Rolleiflex, cỡ phim 6x6cm ghi lại cảnh Bác ngồi trên mỏm đá ở đỉnh núi Báo Đông (xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) để quan sát cứ điểm Đông Khê.

Tuy nhiên, bức ảnh “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê” (1950) trên trang web của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (http://btlsqsvn.org.vn/) có khác về khoảnh khắc bấm máy so với bức ảnh “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê” (1950) đăng trong cuốn sách “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX” do Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xuất bản năm 2006. Bức ảnh thứ hai được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn dù đều chụp Bác ở mặt trận Đông Khê; nhưng bức thứ hai dáng ngồi Bác ung dung tự tại hơn và hậu cảnh người lính ngồi ngắm ống nhòm, trong khi ảnh đầu Bác hơi chống tay, mặt đăm chiêu hơn và người lính đứng ngắm ống nhòm…

Xét về khoảnh khắc bức thứ hai tốt hơn. Sau này, nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An chuyển sang hoạt động điện ảnh và từng theo đoàn làm phim nước ngoài của đạo diễn Roman Karmen làm bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi”, rồi ông làm Chủ nhiệm phim “Lửa trung tuyến” (1960), lần lượt được cử làm Phó Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam, Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam…

Bộ ảnh về Bác của Đinh Đăng Định “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” của Đinh Đăng Định. Chụp lại từ cuốn sách “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX” do Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xuất bản năm 2006. Ảnh tư liệu

Cái tên Đinh Đăng Định (1919-2003) không xa lạ gì trong giới ảnh Việt Nam với những tác phẩm ảnh xuất sắc vừa mang tính báo chí vừa giàu tính thẩm mỹ như “Thồ hàng xuống núi” (1966), “Tuần tra ven biển” (1969), “Công việc hằng ngày” (1975)… đặc biệt là bộ ảnh về Bác Hồ với nhiều tác phẩm ấn tượng ghi lại nhiều khoảnh khắc lịch sử và đời thường của Người.Đinh Đăng Định đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2001, giải đặc biệt tại Đông Đức (CHDC Đức cũ) 1969, giải Nhì triển lãm ảnh tại Nam Tư (cũ) 1975, giải ảnh tại Hungary 1978.

Trong số các tác phẩm đẹp về Bác của Đinh Đăng Định, nhiều người nhớ đến 2 tác phẩm “Bác Hồ nói chuyện với bộ đội ở đền Hùng” và “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” đều trong năm 1954. Nếu bức ảnh đầu được chụp toàn cảnh, khuôn hình dọc ghi lại khoảnh khắc phấn khởi của các người lính cùng vỗ tay hò reo khi nghe Bác nói chuyện thì bức ảnh sau lại là chân dung rất có hồn khắc họa một Hồ Chí Minh giản dị trong màu áo lính, ánh mắt trìu mến giàu cảm xúc.

Ngoài ra một bức ảnh khác cũng lưu lại trong trí nhớ của nhiều người là “Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc” (1950) với hình ảnh Bác bế cháu bé Nguyễn Minh Phương hiền từ như người ông với cháu.

Và khoảnh khắc “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” của Lâm Hồng Long. Chụp lại từ cuốn sách “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX” do Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xuất bản năm 2006. Ảnh tư liệu

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long (1926-1997), nguyên quán Hàm Tân, Bình Thuận, nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 với các tác phẩm tiêu biểu “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn”, “Mẹ con ngày gặp mặt”, “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi”, “Bác Hồ với dũng sĩ miền Nam”…Hai dấu son trong nhiếp ảnh của ông chính là “Mẹ con ngày gặp mặt” với khoảnh khắc đầy xúc động chụp năm 1975 và đặc biệt “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” (1960), bức ảnh là một khoảnh khắc đặc biệt khi Bác trong vai trò nhạc trưởng vung đũa chỉ huy, vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc cùng chung những nụ cười lạc quan của các nghệ sĩ dàn nhạc.

Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia thì nghệ sĩ Lâm Hồng Long chụp vào tối ngày 19.9.1960, khi được cơ quan giao cho nhiệm vụ chụp ảnh Đại hội Nhân dân thủ đô Hà Nội, mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tại công viên Bách Thảo. Đêm đó Bác cùng các đại biểu cả trong và ngoài nước đến nghe đêm diễn nhạc giao hưởng. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bác đứng lên bục chỉ huy, cầm đũa bắt nhịp bài ca Kết đoàn. Và tác giả đã quan sát và hiểu được tính cách của Bác là luôn quan tâm, gần gũi và hoà nhịp với niềm vui chung của quần chúng, thế nào Bác cũng quay mặt về phía đông đảo khán giả nên đã chọn góc độ chụp, cách sau lưng Bác 5m. Và khi bài nhạc sắp kết thúc, trong đoạn “Tiến tiến mau theo cờ tự do đang reo, vùng lên ánh dương xây đời mới, trong dân chủ mới”, Bác liền quay ra phía khán giả và tác giả không bỏ lỡ thời cơ, kịp ghi lại hình tượng Bác mặc áo lụa trắng, quần lụa đen, chân đi đôi dép caosu, tay cầm chiếc đũa nhạc trưởng bừng sáng trên nền sẫm của dàn nhạc công và dàn hợp xướng.

 

Theo Laodong

Video hay

Cùng chuyên mục

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu