Mỹ Lộc: Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương văn minh, hiện đại

10:16 | 13/02/2023

Truyền thống cách mạng luôn là mạch nguồn nội lực của sự đoàn kết, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương. Tiếp nối truyền thống lịch sử, phát huy truyền thống cách mạng, dù ở bất kỳ giai đoạn nào, Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Lộc vẫn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp được mọi thành phần, tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng.


Mỹ Lộc là cửa ngõ của tỉnh Nam Định với địa danh Tức Mặc, nổi tiếng là quê hương dấy nghiệp của vương triều Trần. Cùng với Thăng Long, Tức Mặc được vua quan nhà Trần cho xây dựng và phát triển thành kinh đô thứ hai. Đặc biệt, Mỹ Lộc ngày nay từng là thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, nơi Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương sinh ra và lớn lên, một vị tướng có tài thao lược, văn võ song toàn, trung quân ái quốc đã cùng vua quan nhà Trần lãnh đạo nhân dân 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông, đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc, trở thành vị Đức Thánh Trần huyền thoại được nhân dân lập đền thờ tại thôn Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc.

Cũng từ cội nguồn văn hóa nhà Trần, Mỹ Lộc là mảnh đất hiếu học, có nhiều áng văn thơ, nét văn hóa đặc sắc. Nơi có trường học Văn Hưng được mở ra từ thế kỷ XIII, nuôi dưỡng và phát triển nhiều nhân tài cho đất nước, những bậc khoa bảng lừng danh như: Tam nguyên Trần Bích San, Tú Xương, Á Nam Trần Tuấn Khải làm rạng danh quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Lộc Lê Quang Huy

Mỹ Lộc còn nơi hội tụ nhiều những giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến nay này như: Di tích quần thể văn hóa nhà Trần (xã Mỹ Phúc), đình- miếu Cao Đài (xã Mỹ Thành), đình Sùng Văn (xã Mỹ Thuận), đình Cả (xã Mỹ Trung), đình Khả Lực (xã Mỹ Thịnh),…

Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Mỹ Lộc ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Nhiều thanh niên, trí thức như: Trần Văn Lan (Hữu Bị – Mỹ Trung) nguyên Bí thư Chi bộ đầu tiên của Nhà máy sợi Nam Định, Ủy viên BTV Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lâm thời; Trần Quang Tặng (Đệ Nhị – Mỹ Trung) nguyên Bí thư lâm thời Sứ ủy Bắc Kỳ; Vũ Khế Bật (Mỹ Thuận),… là những đảng viên của Đảng hoạt động và vận động xây dựng lực lượng cách mạng, thành lập các tổ chức Đảng ở địa phương, đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng trên quê hương, góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, thế hệ trẻ hăng hái lên đường lên đường tham gia nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quân và nhân dân Mỹ Lộc vừa xây dựng, vừa chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước đã động viên, tiễn đưa 17.543 con em các thế hệ lên đường chiến đấu phục vụ khắp chiến trường, tiếp sức chi viện cho tiền tuyến hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm. Trong số đó có 1.540 người con ưu tú Mỹ Lộc đã anh dũng hy sinh; 770 thương, bệnh binh đã để lại xương máu trên các chiến trường; 02 người con quê hương Mỹ Lộc được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng và Nhà nước đã tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp” cho huyện Mỹ Lộc và 10 xã của huyện.

Phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ đổi mới, sau hơn 25 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Lộc đã vượt khó, đoàn kết và sáng tạo, tập trung lãnh, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt.

Hạ tầng giao thông kết nối giữa Mỹ Lộc với các địa phương trong tỉnh và khu vực được đầu tư (Ảnh Trạm thu phí Mỹ Lộc trên QL21).

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của huyện đạt 11,07%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Trong đó, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 75,3% (năm 1997) xuống còn 16,5% (năm 2022); công nghiệp – xây dựng từ 10,4% (năm 1997) lên 63.5% (năm 2022); dịch vụ 14,3% (năm 1997) lên 20% (năm 2022); thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách ước đạt 219,46 tỷ đồng, bằng 142,4 % dự toán tỉnh, huyện giao; giá trị sản phẩm trên 01 ha canh tác đạt 113 triệu đồng/ha.

Sau hơn 25 năm tái lập, diện mạo nông thôn của Mỹ Lộc đã có thay đổi lớn. Năm 2018, toàn huyện đã có 11 xã/thị trấn đạt tiêu chí xã nông thôn mới, được Chính phủ công nhận huyện NTM và vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đến năm 2022, toàn huyện có 8/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao- hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã đề ra.

Trao đổi với bạn đọc Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Lộc Lê Quang Huy nhấn mạnh, sau hơn 25 năm tái lập, hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội của Mỹ Lộc ngày càng được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại sáng – xanh – sạch – đẹp. Trong đó phải kể đến hệ thống giao thông liên kết các thôn, xã, liên kết huyện và các vùng với nhau; các công trình thủy lợi; trường học; nhà văn hóa; trụ sở làm việc cơ quan, đơn vị; khu đô thị; khu dân cư mới được quan tâm đầu tư; các lĩnh vực về văn hóa – xã hội được chăm lo và đạt được nhiều thành quả trân trọng; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và phát triển.

Trung Hiếu – Minh Triết (VHVN)

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024