Lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản lần thứ 156

21:06 | 20/08/2023

Sáng 23/8, đại diện một số cơ quan tỉnh Vĩnh Long, Ban Quản lý di tích cấp quốc gia Văn Thánh Miếu, con cháu Phan tộc ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh đã dự lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản lần thứ 156. Dịp này Hội đồng họ Phan TP. Hồ Chí Minh và Hội đồng họ Phan tỉnh Vĩnh Long trao 48 suất học bổng trị giá 48 triệu đồng cho học sinh họ Phan tỉnh Vĩnh Long vượt khó học giỏi. Cùng ngày đoàn gặp mặt gia đình bà Phan Thị Huệ con cháu đời thứ 6 của cụ Phan Thanh Giản.


Lễ giỗ được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền, gồm: Lễ cúng tiên thường, chính giỗ và lễ cúng hậu thường; lễ dâng hương, hoa, phẩm vật… kính cẩn tưởng nhớ một nhà nho yêu nước, nhà thơ, một nhà văn, một học giả uyên bác của Nam Bộ.

Cụ Phan Thanh Giản (ảnh bên) tên chữ là Tinh Bá, và Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Thìn, tức Tây Lịch 1796, trước ở làng Hội Trung, huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, đến đời cụ thân sinh ông thì gia đình thiên cư vào Nam ở làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh về sau đổi ra làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, và sau này làng Bảo Thạnh lại thuộc quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Năm 1825, Phan Thanh Giản đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ. Từ đấy, ông làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Phan Thanh Giản qua đời vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão, tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi. Mộ và đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản thể hiện sự tri ân công lao to lớn của ông.

Từ năm 2005 đến nay, Văn Thánh Miếu được đầu tư hơn 4 tỷ đồng để trùng tu khuôn viên và nhà thờ cụ Phan. Ngoài ra, nơi đây còn được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao tặng pho tượng đồng chân dung cụ Phan Thanh Giản.

Hàng năm, Văn Thánh Miếu thu hút hàng trăm đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu những giá trị lịch sử văn hoá và công đức của cụ Phan để tuyên truyền cho các thế hệ con cháu học tập và noi theo.

 

 

Tác giả: Phan Hữu

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ