Lâm Đồng: Hồ Xuân Hương – tuyệt phẩm thiên nhiên tạo cho Đà Lạt

9:11 | 16/03/2022

Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ mang tên Xuân Hương với nghĩa là hương của mùa Xuân. Xung quanh hồ có rừng thông, bãi cỏ, vườn hoa và công trình kiến trúc độc đáo. Trong quá khứ vị trí của hồ Xuân Hương vốn dĩ là một thung lũng với rất nhiều đầm lầy.

Suối Cam Ly chảy qua thung lũng và đến năm 1919, người Pháp đã xây đập để ngăn suối lại, tạo thành một hồ nước. Năm 1923, một đập nước khác được xây dựng phía dưới tạo thành hai hồ. Đến năm 1932, hai con đập cùng bị vỡ bởi một cơn bão lớn. Từ đó hai hồ hợp thành một, chính là hồ Xuân Hương bây giờ. Thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn); Năm 1953, Chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, chu vi hồ từ trước đến nay có nhiều số liệu: gần 5km, khoảng 4,8 km, khoảng 4,5 km, thậm chí có du khách đến đi bộ thấy xa và nói khoảng 5,5km, tuy nhiên thực tế chính xác khi đi bộ phía trong đường hành lang là 4,2 km; diện tích mặt hồ rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km, xung quanh hồ đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, khách sạn Palace, Công viên Yersin,  sân golf  Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên…

                      Hồ Xuân Hương sáng sớm mặt hồ tĩnh mịch

Hồ Xuân Hương được ví là trái tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ lớn  nằm ngay trung tâm thành phố. Hồ Xuân Hương là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt. Ngày 6/11/1988, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã quyết định công nhận hồ Xuân Hương Đà Lạt là một trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia.

Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thủy Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch). Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt “Thủy Tạ” có khi còn hiểu là “Thủy tọa”, có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước. Phía Tây hồ có khách sạn Palace được xây dựng từ năm 1932 là công trình kiến trúc hạ tầng nổi tiếng Đông Dương và hiên nay khách sạn Palace là nơi có vị trí đẳng cấp với không gian và cảnh quan tuyệt đẹp bên hồ Xuân Hương được du khách thượng lưu chọn nghỉ mỗi khi đến Đà Lạt.

Du khách đến vãn cảnh hồ Xuân Hương ít ai bỏ qua Thủy Tạ. Ghé vào đây chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt, khó tìm thấy nơi nào có kiến trúc tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thủy Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn, có thể nói nơi đây là một trong những nơi có không gian lý tưởng cho du khách uống cà phê tâm sự riêng tư hoặc vừa nhâm nhi ly cà phê vừa đọc sách nảy sinh đầy ý tưởng sáng tạo.

Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một quán cà phê khác được mở ra. Đó là “Thanh Thủy”. Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thủy Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thủy. Đến Thủy Tạ và Thanh Thủy uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thủy Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát. Còn bên Thanh Thủy thì cảnh vật đa dạng hơn nhưng không khí nhộn nhịp hơn. Người ngồi ngắm mặt hồ ít có cảm giác riêng tư hơn so với khi ngồi bên Thủy Tạ.

Cảnh quan nhà hàng Thanh Thủy vào buổi sáng đẹp lung linh

   Vào ban đêm du khách ngồi uống cà phê ở một trong hai vị trí: Thủy Tạ hoặc Thanh Thủy nhìn về hướng cầu Ông Đạo thật là kỳ thú bởi đèn trang trí đủ sắc màu, đặc biệt khi màu tím xuất hiện tạo cảm giác ánh đèn hòa quyện lung linh soi trên mặt mặt hồ đầy ấn tượng khó quên.

Trước đây cầu có bề ngang nhỏ, do đó thường kẹt xe vào những dịp lễ Tết, UBND tỉnh Lâm Đồng cho xây dựng lại cầu mới vào năm 2010. Cầu mới có chiều dài 105 m, rộng 15 m với 4 làn xe chạy cùng một hệ thống thoát lũ, bảo đảm thoát lũ với công suất thiết kế là 244 m3/giây. Tổng kinh phí xây dựng là 63 tỉ đồng do Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, sau một năm thi công khẩn trương cầu Ông Đạo mới được thông xe chiều 26/1/2011.

Việc thông xe cầu Ông Đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp người dân thuận tiện trong vấn đi lại mà còn khôi phục hình ảnh nên thơ của thắng cảnh hồ Xuân Hương trong lòng du khách.

Cầu Ông Đạo ánh đèn màu tím lung linh về đêm

Hiện nay UBND tỉnh Lâm Đồng đang giao UBND thành phố Đà Lạt triễn khai dự án nâng cấp mở rộng các tuyết đường và nút giao thông, trong đó có đường Trần Quốc Toản (đoạn từ Sương Nguyệt Ánh đến Yersin) theo QĐ số: 2366/QĐ-UBND, ngày 22/9/2021, với tổng mức đầu tư 54,3 tỷ đồng; theo họp đồng dự án sẽ hoàn thành vào tháng 7/2022, tuy nhiên để phục vụ du khách và người dân đi lại thuận lợi nhân dịp Tết nguyên đán Nhân Dần 2022, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo với tinh thần khẩn trương; thành phố Đà Lạt và nhà thầu đã phối hợp tăng ca, song phải đảm bảo chất lượng; đến chiều ngày 29/1/2022 cơ bản thi công xong và hoàn thành trước kế hoạch 6 tháng; do đó dự án này là một trong những dự án kỷ lục hoàn thành trước thời hạn sớm nhất trong tất cả các dự án trong nhiều năm gần đây ở Đà Lạt. Tuyến đường Trần Quốc Toản hoàn thành sẽ hòa quyện cảnh quan thiên nhiên hiếm có cùng Hồ Xuân Hương tạo nên một không gian hồ Xuân Hương có 10 sự khác biệt khó quên đối với du khách:

1/ Đường Trần Quốc Toản là tuyến đường hội đủ 3 yếu tố độc đáo: có mặt đường rộng nhất, có cảnh quan đẹp nhất và có không gian thông thoáng nhất thành phố Đà Lạt;

Đường Trần Quốc Toản rộng, đẹp và thoáng

2/ Đường Trần Quốc Toản là một trong những tuyến đường khởi công xây dựng và khai thác sớm nhất ở Đà Lạt từ những năm đầu hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt;

Bình minh trên Hồ Xuân Hương huyền ảo bởi ánh sáng nhẹ xuyên sương

3/ Đường Trần Quốc Toản là tuyến đường có nhiều người dân địa phương và du khách đi bộ nhiều nhất vào buổi sáng, nếu đi bộ trung bình khoảng 01h đi hết một vòng chu vi hồ, thông thường nguời dân đi bộ khoảng 01 giờ sau đó đi về nhà;

Người dân và du khách rất thích đi bộ buổi sáng quanh hồ Xuân Hương

4/ Đường Trần Quốc Toản cũng là tuyến đường có người dân địa phương và du khách đi xe đạp nhiều nhất vào buổi sáng, nếu đi xe đạp trung bình 01h đi được 4 vòng chu vi hồ, thông thường nguời dân đi xe đạp khoảng 01 giờ sau đó đi về;

Người dân và du khách rất thích đạp xe đạp buổi sáng quanh hồ Xuân Hương

5/Đường Trần Quốc Toản là một trong những tuyến đường có nhiều xe ngựa đỗ nhất ở Đà Lạt, để đón du khách dạo quanh hồ và thăm các danh lam thắng cảnh và điểm du lịch canh nông lân cận;

Xe ngựa sơn màu tím đặc trưng của Đà Lạt

6/Các công trình kiến trúc tầm cỡ khu vực, nếu quá khứ cách đây 90 năm về trước (1932) phía Tây Nam hồ Xuân Hương có khách sạn Palace tầm cỡ Đông Dương, thì trong tương lai năm 2022 ở phía Đông Nam, UBND thành phố Đà Lạt sẽ đấu thầu dự án thu hút đầu tư dự án Công viên Trần Quốc Toản với tính chất đa chức năng có quy mô 06 ha tầm cỡ quốc gia và đẳng cấp quốc tế;

Khách sạn Palace phía Tây Nam hồ xây dựng năm 1932 và khu đất trống phía Đông Nam hồ sẽ hình thành dự án tầm cỡ quốc gia và đẳng cấp quốc tế trong tương lai

7/ Bên cạnh hồ Xuân Hương có quảng Trường Lâm Viên là không gian mở lớn nhất Đà Lạt hiện nay, đây là nơi hoạt động các sự kiện văn hóa, nghệ thuật công cộng hiện nay ở Đà Lạt và tương lai;

Quảng trường Lâm Viên sáng sớm yên tĩnh nhưng nhộn nhịp vào ban đêm

8/Bên cạnh hồ Xuân Hương có vườn hoa Đà Lạt với tính lịch sử, quy mô diện tích và nhiều loại hoa nhất Việt Nam;

           

Vườn hoa Đà Lạt luôn là điểm đến hấp dẫn du khách

9/ Đường quanh hồ Xuân Hương là nơi duy nhất được chọn chặng đua duy nhất ở Đà Lạt hàng năm tranh cúp Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp lễ 30/4;

10/ Hồ Xuân Hương có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, có không gian hòa quyện bầu trời, mặt đất và lòng hồ tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ thú, khiến cho hồ Xuân Hương có cảnh quan luôn tuyệt đẹp bất cứ thời gian nào trong ngày, trong tháng, trong năm; điều đó luôn làm quyến rũ lòng người biết bao du khách khi đến với Đà Lạt mà ngắm nhìn chưa đủ, khi trở về luôn nhung nhớ Hồ Xuân Hương – Trái tim của Đà Lạt.

Hồ Xuân Hương vào lúc Hoàng hôn như bức tranh thủy mặc

Có thể nói rằng, Hồ Xuân Hương có vẻ đẹp thiên nhiên mang đặc trưng rõ nét của Đà Lạt: lãng mạn, thanh bình, và quyến rũ. Hồ Hồ Xuân Hương có cảnh quan thơ mộng với nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng lớn phẳng lặng, những hàng Thông, Mai Anh Đào, Phượng Tím soi bóng và những nhà hàng, quán cafe xinh xắn bên hồ. Du khách có thể đi dạo quanh hồ Xuân Hương từ đi bộ, xe đạp đến ô tô, ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp tại đây. Hồ Xuân Hương thật sự là một trong những món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Lạt để lại biết bao nỗi nhớ trong lòng du khách thập phương./.

 

Phạm S (PCT.UBND tỉnh Lâm Đồng)

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú