KỈ NIỆM VỀ CHA

11:12 | 07/02/2024

Đôi dòng tự sự cùng quý vị độc giả. Để các bạn hiểu thêm về những dòng tâm sự của tôi.

Tôi là Nguyễn Như Khanh, trước đây công tác tại Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương. Cha tôi là: Liệt sĩ Nguyễn Như Khuê, nguyên là Quản trị trưởng Binh đoàn 99 Bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cha tôi hy sinh ngày 5/12 âm lịch năm 1952, tại bến đò Chí Chủ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Tôi là một cậu bé mồ côi. Cha tôi đã hy sinh khi tôi còn nằm trong bụng mẹ. 7 tuổi tôi đã sống cùng bố dượng. Tuổi thơ tôi thấm đẫm sự cô đơn, cơ cực và nước mắt. Có nhiều điều tôi không thể lý giải được, đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao. Năm 1970, năm đầu tiên cả nước tổ chức kỳ thi vào Đại học, tôi đã thi đỗ, trúng tuyển vào Đại học cơ điện. Tôi nghĩ, một phần do sự nỗ lực của bản thân, nhưng trên tất cả là sự phù hộ, độ trì của cha tôi.

Kỷ vật của cha tôi để lại là một chiếc ba lô bộ đội đã cũ và một bức thư viết bằng bút sắt, mực tím của thủ trưởng đơn vị nơi cha tôi công tác gửi về cho mẹ tôi. Nội dung bức thư kể lại cha tôi hy sinh tại bến đò Chí Chủ, do máy bay của giặc Pháp bắn khi cha tôi đi công tác qua sông. Đơn vị cùng nhân dân địa phương chèo thuyền dọc sông Lô một tuần lễ để tìm, nhưng không tìm thấy thân thể của cha tôi. Thân xác của cha tôi đã vĩnh viễn nằm lại đáy dòng sông Lô và hòa tan vào dòng sông êm đềm đó. Những kỉ niệm đó đã theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ đến tận bây giờ. Tự hào là con của một liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Những hoài niệm thân thương đó đã nung nấu trong tôi và xúc động để viết nên những vần thơ về cha tôi, để tri ân công lao trời biển của cha tôi và chia sẻ cùng quý vị cho vơi bớt nỗi nhớ nhung, cô đơn trong tôi. Rất mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của quý vị độc giả. Sau đây là bài thơ “Kỷ niệm về cha” của tôi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cán bộ, chiến sỹ đơn vị 600 tại Nà Đỏng – Trung Sơn, 1953

KỶ NIỆM VỀ CHA

Kỷ niệm về cha, là chiếc ba lô đã bạc.

Là bức thư mực tím nhạt nhòa,

Và dáng hình cha, hiện về trong giấc mơ con.

Chiều đông! Trên bến đò xưa năm trước.

Mẹ tiễn cha đi đánh giặc.

Cha đi đánh giặc mãi chưa về…

Cha ơi! Cha có biết?

Giọt máu đào của cha,

Đã hiện hữu trên thế gian này.

Vượt qua gian nan cuộc đời.

Con của cha, đứng thẳng thành Người.

Hôm nay! Vẫn bến đò xưa,

Vẫn dòng sông đỏ nặng phù sa.

Thắp nén tâm nhang, con như thấy dáng hình cha.

Đã trở về âu yếm cùng cháu, con.

Và nâng đỡ bước đời con.

Vẫn bến đò xưa, vẫn dòng sông chở nặng phù sa.

Giặc đã tan rồi, mà sao cha chưa trở lại.

Đất nước đã thanh bình

Mà sao? Cha đi đánh giặc mãi không về.

Cha ơi! Cha ở đâu?

Cha ơi! Cha ở đâu? Ở đâu? Ở đâu…

Hà Nội, năm 2010

Nguyễn Như Khanh

Cùng chuyên mục

Lễ hội “Mục Đồng làng Phong Lệ”

Lễ hội “Mục Đồng làng Phong Lệ”

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

Lễ hội “Thống nhất non sông”

Lễ hội “Thống nhất non sông”

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024