Khoa Báo Chí – Truyền Thông Đại Học Khoa Học Huế : Tự hào là môi trường đào tạo những nhân tài ưu tú, xuất sắc cùng cơ sở vật chất chất lượng đạt chuẩn.

11:26 | 24/04/2021

Cảm xúc tự hào vẫn len lỏi trong con người chúng tôi bây giờ, khi chứng khiến kỷ niệm 10 năm thành lập và 25 năm đào tạo của Khoa Báo chí – Truyền thông.  Không chỉ là nơi giảng dạy mà còn là mái nhà chung của những thế hệ nhà báo phóng viên, khoa Báo chí – Truyền thông tự hào khẳng định rằng là một môi trường đào tạo những nhân tài ưu tú, xuất sắc cùng điều kiện, cơ sở vật chất chất lượng đạt chuẩn. Con số 10 năm đối với những trường hay các khoa khác trên đất nước là con số bé nhưng 10 năm đối với khoa Báo chí – Truyền thông lại là một cột mốc lịch sử là bàn đạp cho những thành tựu sau này.

Sinh viên Khoa Báo chí – Truyền thông thực hành quay phim (Ảnh: BCTT)

Truyền thông lúc đầu chỉ là Tổ Lý luận Văn học & Báo chí thuộc Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học. Nhưng khi thấy ngành báo chí là tiềm năng có thể đào tạo cho nhiều thế hệ sau này, vào ngày 1 tháng 3 năm 2011 Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép khoa Báo chí – Truyền thông được thành lập. Từ đó Khoa Báo chí – Truyền thông đã dần khẳng định là một trong những khoa có sự phát triển nhất của Đại học Khoa học.

Hòa vào không khí tự hào, chúng tôi đã có thể phỏng vấn được TS. Phan Quốc Hải – trưởng khoa Khoa Báo chí – Truyền thông để chia sẻ một chút cảm xúc của thầy.

TS. Phan Quốc Hải, Trưởng khoa Báo chí – Truyền thông, Đại hoc khoa học Huế và Nhà báo Phan Hữu, Cưụ sinh viên của khoa tại buổi lễ kỷ niệm.

PV: Là trưởng khoa của khoa Báo chí – Truyền thông, thầy nhìn nhận gì về khoa Báo chí – Truyền thông trong suốt chặng đường 10 năm qua? Khoa đã đáp ứng được yêu cầu của giảng viên và sinh viên như thế nào thưa thầy?

Phan Quốc Hải: Khoa Báo chí – Truyền thông được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 2011 đến nay đã tròn 10 năm, tiền thân là chuyên ban Tổ Lý luận Văn học & Báo chí thuộc Khoa Ngữ Văn. Đến năm 2003 được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép khoa Ngữ Văn đào tạo Báo chí chuyên ngành, khóa đầu tiên học là khóa K27 (2003- 2007), kể từ đó cho đến 2010 bộ môn Báo chí được thành lập sau đó được nâng cấp thành khoa Báo chí – Truyền thông.

Lịch sử phát triển của khoa Báo chí – Truyền thông rất lâu dài và cho đến bây giờ khoa Báo chí – Truyền thông phát triển và trưởng thành rất lớn và rất mạnh so với ban đầu. Ban đầu chỉ có 8 cán bộ giảng dạy đến nay đã có 16 cán bộ, lúc đầu là cán bộ của khoa Ngữ Văn qua cũng chưa được đào tạo nhiều về Báo chí chính quy, khoa đã cử cán bộ đi đào tạo ở trong nước cũng như nước ngoài, đến hiện nay cán bộ đã đủ chuyên môn để giảng dạy: 2 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 2 giảng viên cao cấp, 2 giảng viên chính, 6 thạc sĩ cùng nhiều thầy cô.

Về cơ sở vật chất, khoa đã có 5 phòng thực hành được trang bị những phương tiện rất hiện đại, các phòng thực hành như báo in, báo điện tử, phát thanh – truyền hình, một số trường quay ảo. Đặc biệt có phòng tư liệu lớn với rất nhiều sách báo để hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên, ngoài ra còn những phương tiện hỗ trợ như camera, flycam, máy ghi âm, máy quay,… Các hoạt động ngoại khóa của khoa rất được nhiều sinh viên tham gia.

Công tác đào tạo được thể hiện rất rõ như việc tuyển sinh đầu năm học rất ổn định, Mỗi năm khoa đào tạo từ 300 đến 700 sinh viên chính qui và 400 sinh viên, học viên các hệ khác tại nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước. Khoa còn liên kết đào tạo ở nhiều địa phương khác nhau như: Điện Biên, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh… Có thể nói khoa Báo chí – Truyền thông là một trong khoa có thành tích đào tạo phi chính quy rất rộng của Đại học Khoa học. Khoa Báo chí-Truyền thông hiện đang đào tạo 5 hệ khác nhau: Cử nhân báo chí chính qui, Văn bằng 2, Liên thông Cao đẳng lên Đại học, Vừa làm vừa học và Nghiệp vụ báo chí. Sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông ngoài việc học tập chính khoá tại trường còn được gửi đi đào tạo, hợp tác giao lưu ở các trường đại học lớn trên thế giới tại Thái Lan, Nhật Bản…

Các thành tích mà sinh viên đạt được cũng rất đáng nể phục như đã đăng được 292 bài bào trên những tạp chí khoa học trong và ngoài nước; có 6 đề tài khoa học cấp bộ và cấp Đại học Huế, tổ chức được 6 hội thảo khoa học tầm cỡ, thu hút rất nhiều nhà khoa học của Việt nam tham gia. Các hoạt động công đoàn, thanh niên, chi hội nhà báo cũng được tổ chức quy mô, được nhận bằng của Trung ương Đoàn hội Nhà báo, công đoàn Đại học Huế.

Những thành tựu trong 10 năm của khoa Báo chí – Truyền thông là sự phát triển, vươn lên, sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ trong khoa và sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám hiệu nhà trường để có được những thành công lớn như vậy.

PV: Thầy có thể cho một vài ý kiến để Khoa Báo chí – Truyền thông ngày càng hoàn thiện hơn.

Phan Quốc Hải: Trong tương lai khoa có một số kế hoạch chiến lược như sau:

Thứ nhất là, đội ngũ cán bộ cần được quy hoạch, đào tạo một cách chuyên nghiệp, các giảng viên sẽ được đưa đi đào tào nâng cao nghiệp vụ; đặc biệt sẽ mời các nhà báo chuyên nghiệp, các chuyên gia ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và đào tạo. Thứ hai là, trang bị nâng cấp các phòng thực hành, thiết bị để phục vụ đào tạo tốt hơn. Thứ ba là nâng cao đào tạo không chỉ cử nhân mà còn tăng cường hoạt động chuyên môn và tiến tới sẽ đào tạo cao học. Về hợp tác quốc tế khoa Báo chí – Truyền thông sẽ gặp mặt cũng như kết nối với các cơ sở đào tạo báo chí nước ngoài, giúp giảng viên và sinh viên có thể có những kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Sắp tới sẽ thay đổi hoàn toàn chương trình đào tạo sẽ hiện đại hơn phù hợp với nhu cầu của thị trường để các nhà báo tương lai có thể thích ứng với công việc mới, đáp ứng của những nhà tuyển dụng. Ngoài những định hướng trên khoa Báo chí – Truyền thông còn tiếp tục mở rộng những đào tạo phi chính quy, đào tạo ngắn để nâng cấp các chức cụ đào tạo để giúp khoa ngày một phát triển hơn.

PV: Trân trọng cảm ơn thầy.

Đây cũng là dịp để cựu sinh viên ngồi lại bên nhau, cùng ôn lại kỷ niệm và chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn sinh viên mới. Những gương mặt thân quen vui mừng khi gặp gỡ, những câu chuyện đời, chuyện nghề truyền tai nhau rôm rả. Trong không khí vui tươi đó, chúng tôi bắt gặp một bạn sinh viên đang lắng nghe rất tập trung về kinh nghiệm từ những đàn anh đàn chị.

PV: Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và chia sẻ một chút cảm giác về Khoa Báo chí – Truyền thông? Bạn có thể chia sẻ một chút về lí do bạn chọn theo học tại ngôi trường này không? Không biết có dấu ấn gì để lại trong bạn từ những ngày ở trường không?

Sinh viên Dương Thành: Mình là Dương Thành sinh viên K41 khoa Báo chí – Truyền thông. Lý do mình chọn ngành Báo chí là vì mình thấy ngành học mới nổi, phù hợp với tính cách của mình và kỹ năng viết của mình. Với lại Huế là một mảnh đất di tích nhiều, từ khi đi du lịch mình đã quyết định sẽ học ở đây.

Hiện nay thì mình đã là sinh viên năm cuối rồi, hơn ba năm học tại trường Đại học Khoa học đã có những trải nghiệm thú vị, khoa Báo chí – Truyền thông không chỉ đào tào về lý thuyết mà còn cho sinh viên được thực hành ở nhiều phương diện của các bộ môn, trực tiếp tiếp xúc với nhiều ngành học ví dụ như mình được sử dụng máy ảnh, máy quay, được hướng dẫn cách dựng, quay phim,… Cũng như có nhiều chương trình hội thảo, các bài tập của môn học kỹ năng viết tin, kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp cho mình có thêm nhiều kỹ năng hơn, có nhiều trải nghiệm hơn về Báo chí – Truyền thông.

PV: Cảm ơn bạn đã chia sẻ những điều thú vị.

Không biết đã bao nhiêu nhân tài, các nhà báo phóng viên nổi tiếng đã được đào tạo từ khoa báo chí và họ luôn bồi hồi cảm xúc vẹn nguyên như lúc ban đầu. Là một sinh viên đang theo học tại Khoa Báo chí – Truyền thông, chúng tôi lấy làm tự hào rằng Khoa không chỉ là một môi trường giảng dạy và học tập mà còn là một cầu nối với nhiều kiến thức sâu rộng. Những thầy cô giảng viên như những người đã lót gạch cho chúng tôi trên con đường đời sau này, trang bị cho sinh viên chúng tôi những gì tốt nhất mà họ có được. Giảng viên và sinh viên Khoa Báo chí – Truyền thông luôn cố phấn đấu để Khoa có thể ngày một vững mạnh và phát triển sau này.

Khoa Báo chí – Truyền thông là cái nôi của Báo chí Miền Trung – khoa Báo chí – Truyền thông, là mái nhà chung của bao thế hệ; dòng cảm xúc tự hào, xúc động trước sự trưởng thành của Khoa và chính bản thân chúng tôi.

Hoàng Khanh 

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa