Hội An điểm đến xanh và phục hồi sau Covid-19

15:48 | 01/10/2021

Ngày 30/9, UBND TP. Hội An và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) đã tổ chức lễ ký kết và công bố “Khung Kế Hoạch Doanh Nghiệp Giảm Rác Thải Hướng Tới Hội An – Điểm Đến Xanh – Giai Đoạn 2021 – 2023”.

Sau lễ công bố, một buổi tọa đàm về kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng tới Hội An điểm đến xanh và phục hồi sau COVID-19 cũng được diễn ra với sự tham gia của đại diện Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tạp chí Destination Review, Viện Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (TP.HCM), Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, và đại diện một số doanh nghiệp du lịch tỉnh, đơn vị, tổ chức khác.

Tại lễ ký kết và công bố “Khung Kế hoạch Doanh nghiệp Giảm rác thải hướng tới Hội An – Điểm đến Xanh – Giai đoạn 2021 – 2023”

Lễ ký kết và công bố “Khung Kế hoạch Doanh nghiệp Giảm rác thải hướng tới Hội An – Điểm đến Xanh – Giai đoạn 2021 – 2023” đã được tổ chức, là bước đệm quan trọng đưa Hội An trở thành điểm đến xanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhằm đưa du lịch Hội An phát triển bền vững, phục hồi sau đại dịch, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, văn hóa cộng đồng và cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt, do tác động của đại dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là du lịch – dịch vụ ở Hội An gặp nhiều khó khan trong thời gian vừa qua. Chương trình nằm trong khuôn khổ “Chương trình đối tác chiến lược IUCN Việt Nam – PRO Việt Nam” của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương (Local Solutions for Plastic Pollution)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)

Hội An là thành phố du lịch, nơi sở hữu các giá trị nổi trội toàn cầu thông qua các danh hiệu mà UNESCO cũng như cộng đồng quốc tế công nhận đó là Đô thị cổ Hội An (1999), Khu dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An (2009) và một phần Di sản văn hóa Phi vật thể Nghệ thuật hô hát Bài Chòi của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung Việt Nam (2017), là điểm đến quan trọng trong hành lang di sản miền Trung – Tây nguyên. Điều này đồng nghĩa với việc Hội An đã thu hút một lượng khách du lịch rất lớn, từ 3.400 lượt khách (năm 1991) lên trên 5 triệu lượt khách vào năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về du lịch, các loại rác thải phát sinh từ hoạt động thương mại – dịch vụ – du lịch chiếm tỉ lệ cao (40%) trong tổng số lượng rác thải hàng ngày của thành phố. Theo thống kê, khối lượng rác thải phát sinh tại thành phố gia tăng dần qua các năm: từ khoảng 65,5 tấn/ngày (năm 2013) đã tăng lên gần 100 tấn/ngày vào năm 2019. Việc đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách cùng với sự tiện nghi trong các dịch vụ du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng phát thải, chủ yếu là rác thải hữu cơ, các loại rác thải nhựa dùng một lần và túi ni lông chiếm đến 23% tổng lượng rác phát sinh, dẫn đến bãi rác tập trung của thành phố tại xã Cẩm Hà quá tải. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho công tác quản lý môi trường và mục tiêu xây dựng thành phố Hội An Sinh thái – Văn hóa – Du lịch. Phát biểu về định hướng chính sách của thành phố về giảm rác thải nhựa, ông Nguyễn Minh Lý – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hội An cho hay: “Thị trường du lịch chuyển đổi theo hướng du lịch xanh và thân thiện với môi trường giai đoạn hậu Covid-19 là hướng đi đúng được đặt ra và cần sự quan tâm của các bên liên quan. Việc tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc gia tăng khối lượng chất thải. Ngược lại, một mô hình kinh tế và xã hội bền vững có thể thực hiện được nếu tất cả các bên liên quan cam kết tham gia và tạo điều kiện giảm thiểu chất thải.”

Hướng tới Hội An – Điểm đến Xanh – Giai đoạn 2021 – 2023

Khung Kế hoạch Doanh nghiệp được ký kết và công bố tạo bước ngoặt cho du lịch địa phương với 3 hoạt động chính gồm xây dựng mạng lưới tuần hoàn rác thải tại Hội An, thực hành đánh giá kết quả tại doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu Hội An – Điểm Đến Xanh. Ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Quảng Nam thể hiện quyết tâm, cam kết thực hiện các hoạt động trong Khung Kế hoạch Doanh nghiệp, kiên định với lối đi du lịch xanh: “Khung hành động doanh nghiệp sẽ thúc đẩy mục tiêu tiết giảm rác thải và rác thải nhựa, thiết lập hệ sinh thái tái chế cho chiến lược du lịch xanh – bền vững hướng tới Hội An – điểm đến xanh 2023.

Tại phiên tọa đàm về kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng tới Hội An – Điểm đến Xanh và phục hồi hậu COVID-19, ông Vương Đình Mạnh – Tổng giám đốc La Siesta Hội An Resort & Spa – Đại diện Doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc phục hồi hoạt động kinh doanh du lịch của Hội An sau đại dịch, đồng thời đưa ra các sáng kiến, thuận lợi, thách thức trong việc tuần hoàn rác thải nhựa nhằm bảo vệ môi trường: “Hậu COVID-19, hành vi và xu thế du lịch thay đổi theo hướng an toàn, trải nghiệm xanh hướng về thiên nhiên. Những thách thức đó, rất cần giải pháp linh hoạt và những sáng kiến trong vận hành doanh nghiệp để đảm bảo hướng đến mục tiêu du lịch xanh.”

Khách du lịch đến với Hội An

Bà Bùi Thị Thu Hiền – Quản lý Chương trình Biển và Tài nguyên Ven bờ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết them: “Ý tưởng xây dựng Khung Kế hoạch nói trên đươc IUCN và Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cùng phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hội An lên ý tưởng từ năm 2019. Ngày hôm nay, chúng tôi rất vui mừng khi thấy ý tưởng này đã trở thành hiện thực với sự tham gia và cam kết của 36 doanh nghiệp tại địa phương. Trong thời gian tới, IUCN sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương và các tổ chức đối tác cùng thực hiện Kế hoạch này, hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái tái chế góp phần giảm rác thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng tại thành phố Hội An”. 

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Đồng sáng lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cũng chia sẻ: “GreenHub thực hiện dự án Giảm ô nhiễm nhựa với các giải pháp địa phương tại Thành phố Hội An, với sự tài trợ của USAID, mong muốn thúc đẩy các sáng kiến, thực hành tốt của khối doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, kết nối các bên liên quan, hướng đến Hội An trở thành điểm đến xanh, giảm rác nhựa, phát triển kinh tế tuần hoàn, là tiền đề để nhân rộng quy mô tới các địa phương khác và cả nước.”./

TRẦN TRUNG SÁNG

Cùng chuyên mục

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô