Gặp lại NGƯỜI NỮ ĐIỆP BÁO ĐÀ THÀNH

18:27 | 02/04/2023

Ngồi trước mặt chúng tôi, chị Nguyễn thị Thanh cũng như bao phụ nữ chân chất, hiền lành khác lớn lên từ miền quê xứ Quảng. Thế nhưng, ít ai biết được chị từng là một trong những thành viên gan dạ của đội nữ điệp báo thuộc ban an ninh của đặc khu Quảng Đà, từng gây những chiến công vang dội trên đất Đà thành vào những năm cuối thập niên 60.


Hôm ấy, trong dịp dịp kỷ niệm 60 năm thành lập an ninh Quảng Đà (11/1962 – 11/2022), tình cờ cùng nhau gặp gỡ tại một quán cà phê đường Hải Phòng, Đà Nẵng, Đại tá Ngô Thanh Hải – nguyên Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội CATP Đà Nẵng, anh kể chúng tôi nghe những ký ức thật ấn tượng của một thời hoa lửa mà anh cùng các đồng đội tham gia. Đặc biệt, trong đó, anh giới thiệu với tôi về chị Nguyễn thị Thanh: “Đúng vào thời điểm địch đang mở chiến dịch Phượng Hoàng (*) nhằm “vô hiệu hóa” bắt giam, bôi lem, chiêu hàng, giết, hoặc kiềm chế các cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGP) nằm vùng…, thì An ninh Quảng Đà là một trong những đơn vị đầu tiên phát hiện và đối phó kế hoạch đó một cách hiệu quả. Chị Thanh là người đã thực hiện nhiệm vụ truy tìm, tiêu diệt một trong những tên tình báo Phượng Hoàng nguy hiểm, gây tiếng vang rất lớn, góp phần đem lại sự thất bại mạng lưới Phượng Hoàng của địch tại Đà Nẵng thời điểm ấy”.
Chị Nguyễn thị Thanh (trong tù đặt tên Nguyễn thị Như Huệ), sinh năm 1950, tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Hồi ở quê, chị học đến đệ Thất trường Sào Nam. Thấy chị lanh lẹ, những cán bộ an ninh lúc này là chú Nguyễn văn Cam (nguyên Phó ban An ninh Quảng Đà), chị Nguyễn thị Huệ xin gia đình cho chị được tham gia cách mạng. Năm 1966, chị Thanh chính thức bước vào ngành điệp báo. Lúc nàỳ, mới 16 tuổi, nhưng chị đã rất lanh lợi. Nhiệm vụ của chị là tìm hiểu, xây dựng cơ sở theo dõi các đối tượng tình báo, CIA…, chuyển vũ khí vào Đà Nẵng. Đầu tiên, chị ra Đà Nẵng đóng vai học nghề thợ uốn tóc tại đường Trưng Nữ Vương (do chị Bốn Chung – người cơ sở về quê dẫn đến giới thiệu), sống trong nhà chủ, làm không lương. Kế đến chị được mênh lệnh về Thanh Khê, xây dựng được một Khu trưởng (tương tự Chủ tịch xã bấy giờ), người này đã giúp được nhiều việc như đem tài liệu, súng ống…vào nội thành Đà Nẵng.
Kể về câu chuyện được tổ chức giao thực hiện nhiệm vụ tìm và diệt một tên tình báo nguy hiểm đang hoạt động tại Đà Nẵng, chị Thanh cho biết: “ Đó là lần đầu tôi mang vũ khí, mặc áo rộng che K54 vào người, từ trong quê Điện Thọ, đến Thanh Quýt. Khi ngang qua doanh trại của địch, tôi nhìn thấy một xe Jep chuẩn bị nổ máy, và nhận ra là xe của Trung uý Mai và Đại uý Ngữ, tôi nở nụ cười ngõ lời nhờ họ chở ra Đà Nẵng luôn. Trên đường đi, họ luôn chuyện trò, tán tỉnh vui vẻ. Tuy nhiên, tư thế tôi luôn sẵn sàng cảnh giác, nếu bị họ va chạm phát hiện vũ khí trong người, tôi sẽ sẵn sàng nhả đạn. Đến Đà Nẵng, họ hỏi chỗ ở của tôi, đòi vào thăm nhà, nên tôi viện mọi lý do tránh né”.
Theo đúng kế hoạch đã ấn định, sau khi đã nắm rõ nơi ở và quy trình đi lại của gã tình báo, đúng 6h chiều hôm ấy, gã này đi làm về, khi vừa bước xuống xe, tôi đã có người cơ sở chở đến đó đợi chờ sẵn. Trong giây phút đó, trước việc tiêu diệt tên ác ôn, tôi băn khoăn, suy nghĩ về mối hệ luỵ với vợ con… của hắn sẽ ra sao? Nhưng vì nhiệm vụ, vì việc lớn, tôi bắt buộc không thể đắn đo, rút súng bắn vào người gã hai phát. Bọn cảnh sát chìm, nổi nghe tiến nổ xúm chạy đến. Tôi biết lộ rồi, liền vẫy tay người đang đợi mình chạy đi. Tôi lách vào ngã hẻm được một đoạn thì gặp một phụ nữ ngồi bên gánh bún hàng rong. Tôi ngồi vào ghế sát nồi bún, nói : “Bán cho tôi tô bún”, đồng thời bỏ cây súng vào nồi, nói nhỏ chị bán hàng: “xin chị giữ bí mật, sau này cách mạng sẽ luôn ghi công, nhớ ơn chị”. Người bán bún sững sờ, im lặng trong giây lát, rồi lặng lẽ đậy vung nồi bún lại, gánh hàng đi khuất . Tôi yên lòng, lách người vào một hẻm nhỏ khác. Đi được một quảng dài, tôi tôi nghe tiếng chân sầm sập của vài tên cảnh sát, quân cảnh tấp chạy đến, chặn tôi lại, còng tay dẫn đi. Họ dẫn tôi về đồn tra khảo hỏi: “ Súng để đâu?”. Tôi nói, ném đâu tôi quên rồi. Đầu tiên, họ không đánh đập gì cả mà chỉ dỗ dành, mua chuộc tôi đủ điều rất nhẹ nhàng, biểu khai báo, , nhưng tôi chỉ một mực nói đơn giản : “Tôi trong quê ra, chỉ nghe lệnh cấp trên báo đến, người này là ác ôn, cần phải tiêu diệt. Làm xong việc tôi về chợ Cồn ngủ, rồi về quê, chứ không biết chi thêm. Sau đó, họ chuyển qua tra tấn rất khốc liệt, không thiếu thủ đoạn nào cả, tôi vẫn trước sao, sau vậy, không nói điều gì khác hơn”. Ngày chị Thanh (lúc này có tên là Như Huệ) bị đưa ra toà án xử công khai (nay là trụ sở UBND thành phố (cũ) đường Bạch Đằng), dân họ đi coi rất đông. Luật sư biện hộ (do nhà cầm quyển cử), đề nghị toà xem xét giảm án, vì cô Huệ còn nhỏ tuổi. Nhưng khi toà hỏi chị có gì ân hận không, thì chị trả lời: “tôi không có gì ân hận, gia đình tôi, quê hương tôi bị lính Mỹ càn quét bắn giết, cho nên tôi làm công việc này”. Cuối cùng toà tuyên án 18 năm tù. Chị kể, lúc đó tôi 16 tuổi, ở tù xong tôi về vẫn chỉ 34 tuổi, nên không có gì phải lo sợ, vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng được, nên tôi nói với họ: “thôi chi bằng các ông cứ giam đủ tôi 20 năm đi, tôi không ân hận gì cả, nhưng chắc rằng tôi chỉ ở chừng vài năm, phần còn lại dành cho các ông ở”. Dân bên ngoài họ rất xôn xao, hàng trăm đôi mắt đổ dồn về tôi. Vậy là họ kêu án buộc tôi 20 năm tù.
Lần lượt trải qua các nhà tù miền Nam, tại trại giam Chí Hoà, kỷ niệm chị Thanh nhớ nhiều nhất là việc gặp chị Tâm (tức là chị Trương Mỹ Hoa – nguyên Phó Chủ tịch nước bây giờ). Theo chị, lúc ấy chị Tâm là một phụ nữ rất thông minh, bản lĩnh, vững vàng, nên bọn cai ngục thường phải nhượng bộ, chấp nhận đáp ứng các yêu sách. Đến 30/4, sau ngày đất nước thống nhất, chị Thanh về lại Đà Nẵng được tiếp tục đào tạo… và bố trí làm nhiều công tác khác nhau. Vị trí cuối cùng của chị là Giám đốc Bảo hiểm xã hội Quận Thanh Khê đến khi về hưu năm 2005.
Ngày nay, cùng với những nữ điệp báo Đà thành thầm lặng năm xưa còn sống sau cuộc chiến tranh khốc liệt, hàng tuần, các chị vẫn thường có những buổi gặp gỡ thân mật vui vẻ với những câu chuyện đời thường. Các chị không thich nói nhiều về mình, nhưng những gì cống hiến đóng góp của các chị suốt thuở thanh xuân, thật đáng trân trọng và cần được tôn vinh xứng đáng./.

Chị Nguyễn thị Thanh hiện nay

Nhóm nữ điệp báo Đà thành năm xưa nay còn sống trong một buổi gặp mặt thân mật (chị Thanh, thứ 5, từ trái)

Cũng qua câu chuyện này, Đại tá Vũ Xuân Bảo (còn gọi là Bào) nguyên trưởng phòng PX 28 Công an Hải Phòng cho biết thêm: “Tôi vào chiến trường từ năm Mậu Thân 1968, là cơ yếu của an ninh khu V (Bộ Công An), được phái về Công an đặc khu Quảng Đà . Việc chính của tôi là cơ yếu làm mật mã, dịch rất nhiều các bức điện từ ngoài gởi vào, và từ Quảng Đà gởi ra. Sau ngày hoà bình, tôi ra lại ngoài này (Hải Phòng) và về hưu cách đây 20 năm. Nay vào lại, tình cờ tôi gặp lại anh Ngô Thanh Hải và một số anh chị em biết nhau từ mấy chục năm trước, ngày xưa cùng chiến đấu gần nhau nay vẫn còn sống (trong đó, anh Hải tôi vần thường gặp nhiều lần). Hồi đó mấy chị phụ nữ này là tình báo. Mấy bức điện Bộ gởi vào cho biết địch chuẩn bị tấn công chỗ nọ chỗ kia, thì tôi tôi phải báo cho anh Hoàng văn Lai Trưởng ban an ninh Quảng Đà phải lập tức cho các đồng chí chuyển đi khỏi vị trí ngay, thoát khỏi trận mưa bom tàn phá dữ dội . Tôi không thể nhớ hết chính xác nội dung từng bức điện về việc này việc kia. Nhưng nhớ về ngày ấy, theo tôi, Đà Nẵng là nơi phát hiện kế hoạch Phượng Hoàng sớm nhất. Đồng thời, sự kiện tiêu diệt địch tỉnh táo mà vũ khí vẫn còn giữ nguyên vẹn đến ngày nay thật đáng trân trọng….

Đại tá Vũ Xuân Bảo, nguyên trưởng phòng PX 28 Công an Hải Phòng gặp lại chị Thanh trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập an ninh Quảng Đà (ảnh do Đại tá Ngô Thanh Hải cung cấp)

TRẦN TRUNG SÁNG

Nguồn: TCVHVN

 

 

 

Cùng chuyên mục

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”