Độc đáo tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

20:22 | 22/11/2020

Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì ở các xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là dịp để bà con sum vầy, vui chơi và là nét văn hóa đặc sắc riêng có trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


 

Người Hà Nhì ở Mường Tè (Lai Châu) sinh sống quần cư ở các xã biên giới Ka Lăng, Tá Bạ, Thu Lũm, Mù Cả, thuộc khu vực đầu nguồn sông Đà.

 

Đây là dân tộc ở Lai Châu còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng biệt, trong đó có tết cổ truyền và thường được tổ chức sớm vào tháng 10 âm lịch
Ngày tổ chức ăn tết được bắt đầu vào ngày Thìn và kết thúc vào ngày Thìn trong tháng 10 âm lịch, khi bà con hoàn thành vụ mùa và trang hoàng nhà cửa sạch đẹp hơn
Tùy vào điều kiện của từng gia đình, bà con Hà Nhì mổ lợn to hay nhỏ và coi đây là thành quả chăn nuôi trong năm

 

Việc mổ lợn ăn tết thường được tổ chức vào sáng sớm ngày Thìn đầu tiên, với sự tham gia của đông đủ thành viên trong gia đình
Sau khi mổ lợn, bà con Hà Nhì lấy phần thịt ngon nhất để là mâm cúng tổ tiên, như một lời báo cáo thành quả lao động trong năm của các thành viên trong gia đình
Theo phong tục, gan lợn được giữ nguyên vẹn để mang đi xem, với mong muốn có một năm mới đủ đầy hơn
Việc xem gan, mật lợn thường được người già có kinh nghiệm trong gia đình làm và được thực hiện một cách kỹ lưỡng
Khi gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tắn, mật lợn căng đầy thì năm đó dự báo chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu
Mâm cúng ngoài thịt lợn không thể thiếu bánh giầy và việc này được người già, trẻ em, phụ nữ trong gia đình thực hiện
Người già dân Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng cho biết, bánh giầy cúng thường được làm to, tròn thể hiện sự tròn trĩnh, no đủ của gia chủ.
Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu còn là dịp để bà con tới nhà nhau vui chơi, chúc những lời chúc tốt đẹp nhất.
Đây cũng là dịp để bà con lựa chọn và diện trên mình bộ váy áo mới truyền thống của dân tộc mình, với mong muốn năm mới nhiều may mắn…
cùng nhau quây quần bên mâm cỗ ngày tết, với những lời chúc tốt đẹp nhất…
…và thưởng thức các món ăn từ thành quả lao động sản xuất trong năm của gia đình.
Tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) là nét văn hóa đặc sắc riêng biệt trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã và đang được người dân nơi đây lưu giữ và phát huy./.

Theo VOV

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế