Độc đáo 300 báu vật khảo cổ học

19:28 | 15/04/2018

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã trưng bày gần 300 hiện vật khảo cổ học tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thế kỷ XVII – XVIII trên mọi miền đất nước nhằm giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa Việt Nam thông qua những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học. Đợt trưng bày kéo dài đến hết tháng 7/2018.

 

Trống Trường Thịnh bằng đồng nền văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2.500 – 2.000 năm, phát hiện tại xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội.

Mộ cổ Châu Can, phát hiện và khai quật vào tháng 9/1974, tại cánh đồng thôn Nội, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội). Kết quả khai quật xác định đây là khu nghĩa địa có 8 ngôi mộ cổ. Ngôi mộ trên đây được bảo toàn nguyên vẹn nhất. Quan tài được làm bằng thân cây gỗ bổ đôi, khoét rỗng phần dưới làm thân, phần trên làm nắp, dài 2m rộng 0.53 x 0.5m, chôn ở độ sâu 2.15m. Xương cốt trong quan tài là của một người đàn ông khoảng 60 tuổi. Đồ tùy táng được xếp tập trung về phía chân gồm đồ gốm, đồ đồng, đồ tre, nứa và gỗ. Kết quả nghiên cứu về di tích, di vật và táng tục cho thấy chủ nhân của ngôi mộ này cùng 7 ngôi mộ còn lại là của cư dân văn hóa Đông Sơn, niên đại cách ngày này khoảng 2.300 năm.

Chum gỗ được khai quật và phát hiện tại các ngôi mộ cổ cách ngày nay 2.000 năm. Đặc biệt, trên mỗi chum úp một trống đồng được sử dụng như những quan tài.

Cổ vật từ tàu đắm ở Cù Lao Chàm

Hũ gốm hoa nâu, Thời Trần, thế kỷ 13 -14, được chế tạo công phu, cốt gốm dày dặn, dùng men nâu làm trang trí trên nền men ngà, dùng làm đồ gia dụng và phục vụ tôn giáo.

Mảnh vàng, xuất hiện vào Thế kỷ 8 – 9 được khai quật tại Cát Tiên – Lâm Đồng với nhiều hình dạng mặt trăng, mặt trời, nữ thần, hình voi…

Mũ thuợng triều (Triều Nguyễn 1802 -1945) được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước, tiếp sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn giáo

Ấn “Quốc gia tín bảo” niên hiệu Gia Long (1802 – 1819), được dùng để chiện các văn kiện triệu tập tướng lĩnh và các văn kiện hành chính quan trọng

Sách đồng triều Nguyễn thế kỷ 19 – đầu 20

Tượng nền văn hóa Chăm pa

Shiva Yogi là tượng được làm bằng đá cát, văn hóa Champa, thế kỷ 12 -13 được khai quật tại Tháp Mẫm, Bình Định năm 2011.

PV/TH

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn

Tháng tri ân nhớ về một thành trì bất diệt

Tháng tri ân nhớ về một thành trì bất diệt

Di tích Võ Xuân Cẩn được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia

Di tích Võ Xuân Cẩn được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương

Thành Chương Việt Phủ – bức tranh quê hương