Công nghệ VAR hoạt động thế nào tại World Cup 2018?

21:24 | 18/06/2018

Tại trận đấu giữa Pháp và Úc diễn ra ngày 16.6 vừa qua là lần đầu tiên khán giả trên khắp hành tinh được chứng kiến rõ ràng sự ảnh hưởng của công nghệ Video Assistant Referee (VAR) – công nghệ video hỗ trợ trọng tài – tại World Cup 2018.


 

Thực chất trọng tài video (VAR) đã được dùng mở rộng chính thức lần đầu tại Confederations Cup – Cúp Liên đoàn châu lục vào năm ngoái và vừa qua đã tiếp tục được sử dụng ở giải Ngoại hạng quốc gia Đức (Bundesliga) và Ý (Serie A). Với những ưu điểm vượt trội của mình thì không có lý do nào VAR lại bị bỏ rơi ở World Cup 2018.

Đây là kỳ World Cup đầu tiên VAR được áp dụng. Những người ủng hộ cho rằng công nghệ này sẽ đưa ra các quyết định công bằng nhất để tìm ra đội bóng xứng đáng giành chiến thắng. Nhưng chính họ cũng phải thừa nhận công nghệ này vẫn còn quá mới, và làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả nhất cũng là vấn đề gây tranh cãi.

VAR hoạt động như thế nào tại World Cup 2018?

Có 13 trợ lý video hay còn gọi là trọng tài phụ ngồi trong một trung tâm đặc biệt ở Moscow (bất kể trận đấu diễn ra ở đâu) để quan sát trận đấu qua màn hình. Trong số đó có một trợ lý được chọn cho từng trận đấu, người này sẽ hoạt động cùng đội ngũ ba trợ lý khác.

Phòng theo dõi camera VARAFP

Tại đây, các tín hiệu được stream trực tiếp từ sân vận động, bao gồm toàn cảnh trận đấu đang diễn ra cũng như các pha quay chậm. Các trợ lý video này sẽ thông báo cho trọng tài chính mỗi khi phát hiện lỗi bị bỏ qua, hoặc trọng tài chính sẽ tìm sự góp ý của họ mỗi khi cần. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trọng tài chính.
Những tình huống nào sẽ có sự can thiệp của VAR?

Dù cho phép sự có mặt của VAR, FIFA vẫn rất cẩn trọng khi chỉ cho phép 4 trường hợp thường gây nhiều tranh cãi được áp dụng công nghệ này:

– Bàn thắng và tình huống dẫn đến bàn thắng.
– Phạt đền và tình huống dẫn đến phạt đền.
– Tình huống dẫn đến thẻ đỏ. Đây là một trong những trường hợp gây tranh cãi nhiều nhất sẽ được đề cập ở phần dưới.
– Nhầm lẫn cầu thủ trên sân. Nghe có vẻ khá buồn cười song đây cũng là một trọng trách của VAR.

Công nghệ VAR được sử dụng tại World Cup 2018AFP

Cách nhận biết một quyết định chịu ảnh hưởng từ VAR

Toàn bộ công nghệ VAR được tập trung xây dựng xung quanh chủ thể là trọng tài, do đó đôi khi khán giả sẽ không thể nhận biết được khi nào công nghệ này đang được sử dụng. Tuy nhiên vẫn có 3 dấu hiệu để bạn biết được các trọng tài đang tham khảo thông tin từ VAR:

– Thứ nhất, trong một số trường hợp, trọng tài chỉ đơn giản nhận được thông báo qua tai nghe từ các trợ lý trọng tài VAR. Nếu tinh ý, khán giả có thể biết được điều này khi trọng tài chính chạm tay vào tai nghe.

– Thứ hai, trong một số huống, trọng tài sẽ vẽ một hình chữ nhật vào khoảng không, ám chỉ màn hình TV để yêu cầu nhận thông tin từ VAR. Sau khi tiếp nhận thông tin, trọng tài vẽ tiếp một hình chữ nhật khác để tiếp tục trận đấu.

– Cuối cùng, dễ nhận biết nhất nhưng cũng gây nhiều khó chịu với khán giả. Trọng tài sẽ đi đến màn hình đặt ở sau đường piste để cùng xem video, thảo luận với các trợ lý video.

Sau đó quyết định đưa ra, và vẫn đi kèm một hình chữ nhật được vẽ để trận đấu tiếp tục. Đây chính là cách mà trọng tài Cunha quyết định cho Pháp hưởng quả phạt đền vừa qua.

Khán giả có thể xem được gì?

Thực tế là khán giả có mặt tại sân vận động sẽ không dễ để thấy được ảnh hưởng của VAR trong hầu hết thời gian, ngoài những hình chữ nhật được trọng tài vẽ ra. Trong khi với khán giả truyền hình lại được xem các pha quay chậm, hình ảnh giống với những gì trọng tài chính thấy.

Tại sao VAR gây nhiều tranh cãi?

Phải mất một thời gian dài để VAR được áp dụng. Phần lớn xuất phát từ những lo ngại công nghệ có thể đánh mất đi những cảm xúc tự nhiên mà bóng đá mang lại.

Những người phản đối cho rằng VAR sẽ khiến cho các trọng tài dừng trận đấu liên tục để xem băng ghi hình. Ngoài ra, khi tất cả những “bất công” bị mất đi, bóng đá cũng sẽ không còn tranh cãi sau đó, vốn là một trong những điều làm nên tính hấp dẫn cho môn thể thao vua.

Song những người ủng hộ cũng có lý do của mình. Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội trọng tài chuyên nghiệp Anh (PGMOL), ông Mike Riley, VAR sẽ chỉ được sử dụng khi có một tình huống bước ngoặt của trận đấu xảy ra, mà trọng tài chính không có được góc nhìn thuận lợi.

 

Theo Thanhnien

Video hay


Cùng chuyên mục

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024