Con trâu với nông nghiệp, nông dân thuở xưa

12:03 | 05/10/2021

Việt Nam ngày nay,  về cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp với cơ cấu dân số áp đảo ở nông thôn. Nông dân Việt Nam rất giỏi nghề làm lúa nước từ hàng ngàn năm trước…Có rất nhiều loài gia súc gắn liền với bà con nông dân. Con trâu hầu như được nhìn thấy ở khắp những  cánh đồng, những thôn xóm, bản làng Việt Nam. “Cánh đồng, lũy tre, con trâu” đó là dấu ấn, bản sắc độc đáo của nông thôn nước ta trong những thế kỷ trước và những  thiên niên kỷ trước:


Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta 

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Người nông dân Việt Nam rất quý trâu, bởi: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Lúc ban sơ, chưa thuần hóa được trâu, con người phải kéo cày, kéo bừa bằng với chính sức lực có hạn của  mình nên rất vất vả! Khi đã biết sử dụng trâu làm sức kéo thì công việc làm ruộng trở nên dễ dàng, nhanh lẹ và hiệu quả hơn gấp bội – Đó cũng được xem như là một cuộc cách mạng xanh thuở ấy! Do vậy, con trâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với xóm làng, đồng ruộng quê hương từ miền đồng bằng cho đến trung du, miền núi.Trâu Là một loài gia súc có thể hình và sức khỏe rất tốt. Trâu xem vậy mà rất khôn, biết nghe lời chủ, làm việc hết mình có khi đến kiệt sức vẫn cố gắng hết mình!

Cày, bừa ruộng là công việc chính của trâu, ngoài ra nó còn được sử dụng kéo xe, kéo gỗ…Ngày xưa, đồng ruộng sau khi cắt, gặt lúa xong, đất còn mềm, ướt, người ta cho trâu cày lật đất lên và phơi suốt mùa khô. Có mấy cách cày- Cày đơn và cày chiếc (một con trâu hoặc một đôi trâu). Nếu cày từ trong trung tâm ruộng ra ngoài, người ta gọi là “vọng phá”. Còn nếu như bắt đầu cày từ mí bìa ruộng cày vô, người ta gọi là “vọng dí” ( phá ra, dí vào). Đất  sau những tháng nắng gắt gao, trở nên khô cứng, nứt nẻ. Khi mưa xuống, những luống đất cày bị phơi nắng lâu ngày gặp nước mưa “bong” mềm ra. Lúc này, trâu sẽ được sử dụng để bừa đất nhuyễn ra như bột, Nông dân dọn sạch cỏ và bắt đầu gieo sạ … Nếu không có trâu thì không thể nào cày bừa, sản xuất với một diện tích lớn được, qua đó ta thấy được vai trò rất quan trọng của trâu với nông nghiệp, nông dân ở những vùng, miền, quốc gia có làm lúa nước.

Trâu ở núi Đá Dựng (Hà Tiên).

Trâu có bề ngoài to lớn trông khá dữ tợn nhưng xem vậy mà đa phần rất hiền lành! Nhưng thi thoảng cũng có một vài con “chướng khí”, trở chứng và hung dữ không sợ ai, kể cả hổ nó cũng  đánh luôn! Và thường thì chúa sơn lâm bỏ mạng nếu ngoan cố “đấu” với “trâu điên”. Những chủ trâu già kinh nghiệm có thể  phân biệt trâu lành hay dữ một phần nhờ vào đôi sừng trên chỏm đầu: sừng dài uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục.

Nhìn những bầy trâu khoan thai gặm cỏ trên những cánh đồng bao la, thỉnh thoảng ngóng đầu, ngơ ngác lắng nghe tiếng sáo diều du dương của lũ trẻ mục đồng. Thường khi ấy có những đàn cò trắng “phau phau”  nhẩn nha thả bước tìm mồi, cá dưới ruộng. Đôi lúc bất ngờ, đàn cò tung cánh bay vút lên không trung kêu những tiếng “quang quác” náo động không gian yên tĩnh…Những chú trâu vẫn chăm chỉ “nhơi cỏ” dưới bóng bờ tre xanh mát ven đê, thỉnh thoảng ta nghe những cái đuôi của chúng phe phẩy, quất phành phạch vào lưng xua đuổi bọn ruồi muỗi ký sinh…

Bà con nông dân xưa hay ngâm, hát  bài ca dao:

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Trâu ăn cỏ bên bờ đê.

Vào mùa làm ruộng thì trâu cày bừa. Mùa khô thì “cộ” lúa từ đồng về nhà. Trâu còn kéo xe chở cây gỗ, phân bón, vật dụng vào những nơi mà xe cơ giới không thể vào đi được như vùng đầm lầy, đồi thấp, trảng cỏ, sông suối cạn. Trong các thời kỳ chiến tranh trâu còn được sử dụng kéo pháo, chở đạn dược, lương thực, tải thương…

Những ai đã từng xuất thân từ những xóm làng, nông thôn Việt Nam chắc sẽ khó  quên được ký ức tuổi thơ có một thời chăn trâu cắt cỏ:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

 (Giang Nam)

Phù điêu trâu kéo pháo ở Tầm Vu (Cần Thơ).

Đất nước ta đã trải qua  bao năm tháng thăng trầm, biến động với những đổi thay sâu sắc. Cùng đồng hành theo dòng lịch sử là các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Những thành quả, sự tiến bộ vũ bão của công nghệ mới đã làm cho xã hội ngày càng phát triển, mang bộ mặt mới, văn minh, hiện đại. Nông thôn Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ từ đời sống văn hóa xã hội đến sản xuất nông nghiệp. Điện, đường trường, trạm hiện diện khắp nơi. Các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều đã được cơ khí, điện khí hóa và đang tiến đến trình độ tự động hóa…

Người nông dân Việt Nam hiện nay, phần lớn đã áp dụng, vận dụng những  thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp… Hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đã trở thành quá khứ xa xôi, chỉ còn là những hoài niệm qua những câu ca dao trong  sách giáo khoa, trong những tác phẩm văn học nghệ thuật… Nhưng dẫu ngày nay,  máy cày, máy kéo đã thay sức trâu trong công việc đồng áng, nhưng  hình ảnh con trâu, luống cày, đồng lúa, con sông, bến nước, mái nhà tranh nhả khói giữa chiều hôm… vẫn  mãi là những kỷ niệm thân  yêu, sâu lắng, trìu mến  trong tâm hồn người dân Việt.

 

 

Mai Lý 

Video hay

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử