Cô gái Ấn Độ hơn hai thập kỷ ngâm mình trong nước

10:47 | 06/12/2018

Mỗi buổi sáng, nàng tiên cá Ấn Độ sẽ thức dậy trước khi mặt trời mọc và nhấn chìm cơ thể mình xuống hồ, chỉ để nổi từ cổ trở lên. Đến khi mặt trời lặn, người phụ nữ sẽ bơi về bờ và trở về nhà, sinh hoạt như bình thường.


Theo thông tin đăng tải, nàng tiên cá Ấn Độ là một người phụ nữ có tên Pataruni Gosh, 65 tuổi, sống trong một ngôi làng ở phía Tây Bengal, Ấn Độ.

Mỗi buổi sáng, cô sẽ thức dậy trước khi mặt trời mọc và nhấn chìm cơ thể mình xuống hồ, chỉ để nổi từ cổ trở lên. Đến khi mặt trời lặn, người phụ nữ sẽ bơi về bờ và trở về nhà, sinh hoạt như bình thường.

Người dân địa phương cho biết, bắt đầu từ năm 1998, người phụ nữ Pataruni Gosh mắc phải một căn bệnh kỳ lạ, khiến cơ thể cô bị viêm và đau. Phương pháp duy nhất giúp Pataruni Gosh có thể giảm dịu đi những cơn đau là ngâm mình trong nước. Vì vậy, cứ mỗi ngày, người phụ nữ lại ngâm mình xuống hồ nước trong làng. Kể từ đó đến nay đã hơn hai thập kỷ.

Theo thông tin đăng tải, Pataruni Gosh ngâm mình trong nước hồ từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đến khi mặt trời lặn, cô sẽ quay trở về nhà, làm một số công việc thường ngày trước khi đi ngủ. Phương pháp này được cho là hiệu nghiệm khi gia đình của Pataruni Gosh sống ở một vùng nông thôn xa xôi và quá nghèo để đến bệnh viện điều trị.

Người dân trong làng gọi Pataruni Gosh là nàng tiên cá vì Pataruni Gosh chỉ thoải mái khi được ngâm mình trong nước. Cô cũng chỉ ăn một chút gạo và rau để duy trì sự sống của mình mỗi ngày.

 

Thông thường, người thân của Pataruni Gosh thường đem đồ ăn đến hồ để cô có thể ăn trong khi vẫn ngâm mình dưới nước, bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời.

Pataruni Gosh cũng không thể ở một mình dưới hồ, vì thế những thành viên trong gia đình và người dân trong làng thường đến gặp cô, trò chuyện với cô. Người thân của Pataruni Gosh cũng bày tỏ sự lo ngại cho sức khỏe và hạnh phúc của cô nhưng họ không biết làm cách nào khác.

Những người mê tín trong làng luôn nói rằng một ngày nào đó, Pataruni Gosh sẽ trở thành nữ thần của hồ nước nhưng gia đình cô hy vọng rằng sẽ có nhà hảo tâm giúp đỡ, đưa Pataruni Gosh đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị.

Theo Oddnews

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam