Bậc quân tử lấy thiện đãi người, bị hiểu lầm không biện giải

12:07 | 07/08/2020

Trong cuộc sống khó tránh khỏi có lúc bị mọi người hiểu lầm. Lúc ấy, nên cố gắng giải thích khiến mâu thuẫn thêm gia tăng hay lùi một bước, lấy khoan dung độ lượng mà đối đãi?


Ảnh minh họa: Shutterstock.

Khoan dung là gì? Đó là có thể tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của người khác, không chỉ trích phàn nàn ngay cả khi bản thân phải chịu tổn thất, bị hiểu lầm. Trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa phương Đông, đã có rất nhiều tấm gương lấy khoan dung mà đối đãi với những hiểu lầm, khiến thế nhân kính trọng.

Trực Bất Nghi bị hiểu lầm không biện giải cho bản thân

Trực Bất Nghi (tên người) là lang quan thời Hán Văn Đế, ông sống cùng với lang quan họ Trương và lang quan họ Lý. Một ngày, Trương lang quan xin nghỉ phép về quê thăm mẹ. Trong lúc vội vàng, ông lỡ tay cầm nhầm túi vàng của Lý lang quan. Hôm sau, Lý phát hiện mất vàng, nghi ngờ là do Trực Bất Nghi. Lúc ấy Trực Bất Nghi không biện giải mà ngược lại còn nhận lỗi, rồi mua số vàng tương đương trả lại cho Lý lang quan.

Vài ngày sau, Trương trở về và mau chóng trả lại số vàng cho Lý. Lý lang quan rất xấu hổ, tới xin lỗi Trực Bất Nghi nhưng Trực Bất Nghi vẫn không lời oán hận. Khi mọi người biết chuyện đều ca ngợi ông là bậc khoan hậu hơn người. Sau khi biết câu chuyện của Trực Bất Nghi, Hán Văn Đế đã cân nhắc để ông làm Trung đại phu (chức quan to thời xưa).

Lưu Khoan độ lượng, không so đo

Lưu Khoan là danh thần thời Đông Hán, là cháu nội thứ mười lăm của Lưu Bang. Từ thời thiếu niên, ông đã nghiên cứu “Âu Dương thượng thư”, “Kinh thị dịch”… Ông cũng nghiên cứu chiêm tinh, xem bói, số học, toán học… được gọi là bậc Thông Nho (Bậc nhà Nho học thức uyên bác).

Khi còn lam quan, Lưu Khoan xử lý chính sự bằng sự khoan dung độ lượng, thi hành chính sự lợi dân, dù gặp lúc cấp bách cũng vẫn điềm tĩnh, khuôn mặt không biến sắc. Cho dù với người làm hay thuộc hạ ông cũng đối xử tử tế. Nếu thi hành chính sách có công thì chia sẻ cùng thuộc hạ, phạm sai lầm cũng tự mình nhận lỗi.

Một lần Lưu Khoan muốn chiêu đãi khách nên phái người hầu đi mua rượu. Một lúc lâu sau mới thấy người này say khướt trở về. Vị khách không nhịn được mắng hắn là “Súc sinh”. Lưu Khoan mặc dù không nói gì, nhưng nhanh chóng cử thuộc hạ đi xem vị người hầu thế nào, ngăn anh ta tự sát. Lưu Khoan nói với người xung quanh: “Anh ta là một con người, mắng anh ta súc sinh thì còn có nỗi ô nhục nào thậm tệ hơn? Cho nên ta sợ anh ấy sẽ tự tử”.

Ảnh minh họa: Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc.

Một ngày nọ khi đang ngồi xe trâu ra ngoài, Lưu Khoan gặp một người bị mất trâu. Anh ta chỉ ngón tay vào con trâu của ông và nhận đó chính là trâu thất lạc của mình. Lưu Khoan không nói gì, trái lại, ông xuống xe tháo trâu đưa cho anh ta rồi tự mình đi bộ về.

Một lát sau, người mất trâu tìm được con trâu đi lạc, anh ta mang trâu trả lại cho Lưu Khoan. Anh ta vô cùng xấu hổ, dập đầu tạ tội nói: “Tôi thật xấu hổ với trưởng lão, ngài xử lý thế nào tôi cũng chấp nhận”.

Lưu Khoan nói: “Vật giống nhau cũng có thể nhầm lẫn, còn phiền ngươi trả trâu lại cho ta, sao còn phải tạ tội chứ?”. Người dân bản xứ nghe chuyện đều ngưỡng mộ tấm lòng khoan dung của Lưu Khoan.

Trác Mậu không tranh với đời

Trác Mậu là đại thần cuối triều Đông Hán. Ông là người nhân ái, kính cẩn, rất được bạn bè và hàng xóm yêu mến. Vì kiến ​​thức uyên bác của mình, ông được gọi là “Thông Nho”.

Trác Mậu không thích tranh chấp, cho dù trong lúc bị người khác hiểu lầm. Một ngày, ông ngồi xe ngựa ra ngoài, một người mất ngựa nói rằng con ngựa Trác Mậu đang cưỡi là ngựa của anh ta. Trác Mậu hỏi: “Ngựa của anh mất bao lâu rồi?”. Người kia trả lời “Hơn một tháng”.

Ảnh minh họa: Pixabay.

Trác Mậu đã cưỡi con ngựa này được vài năm, mặc dù biết anh ta nhận lầm, nhưng ông vẫn im lặng và đưa con ngựa cho anh ta. Sau đó tự mình kéo xe rời đi. Trước khi rời đi, ông nói: “Nếu đó không phải ngựa của anh, phiền anh đến phủ Thừa tướng trả cho tôi”.

Sau đó người mất ngựa đã tìm thấy ngựa của mình. Anh ta mang ngựa trả lại Trác Mậu. Ông vẫn không đổ lỗi hay oán trách anh ta.

Lữ Mông khoan dung, khí chất bất phàm

Lữ Mông là đại thần triều Bắc Tống. Ông là người khoan hậu nhân từ, không so đo về lỗi lầm của người khác. Khi mới trở thành tể tướng, có một quan chức đã chỉ vào mặt ông qua bức màn treo trên triều mà khinh bỉ nói: “Loại người này cũng có thể làm tể tướng sao?”. Hiển nhiên, vị quan này đã có thành kiến và hiểu lầm sâu sắc về Lữ Mông.

Nhưng Lữ Mông lại vờ rằng mình không nghe thấy gì. Đồng liêu (đồng sự) của ông rất tức giận muốn đuổi theo hỏi vị quan viên kia tên họ là gì nhưng bị Lữ Mông chặn lại.

Đến khi bãi triều, vị đồng liêu vẫn bất bình, hối hận vì không hỏi họ tên của vị quan đã sỉ nhục Lữ Mông. Nhưng Lữ Mông lại rất bình thản nói: “Tại sao cần phải biết. Biết tên họ rồi chẳng phải sẽ không dễ mà bỏ qua ư? Sẽ tốt hơn nếu không biết, phải vậy không?”. Mọi người rất bội phục sự độ lượng của ông.

Trong “Kinh dịch” có hai câu như thế này: “Trời vận hành mạnh mẽ, người quân tử tự cường không ngừng nghỉ. Địa thế khôn, người quân tử đức dày chở vật”. Khi đối mặt với hiểu lầm, sự bao dung và nhẫn nhịn là lựa chọn của bậc quân tử đức hạnh hơn người.

 

Theo Epoch times

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG