Ai là người thông minh nhất?

11:53 | 07/08/2020

Để từ chối lời nhận xét của Chúa rằng mình là người thông minh nhất thế giới, nhà triết học nổi tiếng Socrates quyết định đi tìm người thay thế ông. 


Ảnh: Tổng hợp.

Kellerfon là một người bạn rất thân của Socrates. Một ngày nọ, anh cố tình chạy đến Đền thờ Delphi và hỏi Chúa: “Thưa Chúa, có ai khác trên thế giới thông minh hơn Socrates?”

Chúa trả lời:

– Không ai thông minh hơn Socrates.

Kellerfon rất hào hứng nói với Socrates những lời Chúa nói. Tuy nhiên, sau khi nghe xong, ông thấy khuôn mặt của Socrates dường như có chút không thoải mái.

Thực ra, Socrates chưa bao giờ nghĩ mình là người thông minh chứ đừng nói là thông minh nhất. Vì vậy, Socrates quyết định tìm một người có danh tiếng và địa vị hơn ông để “từ chối” lời nhận xét của Chúa.

Người đầu tiên Socrates nghĩ đến là một chính trị gia. Tuy nhiên ngay khi nói chuyện, Socrates nhận thấy rằng người này luôn tự cho rằng bản thân có kiến thức uyên bác, biết tất cả nhưng kỳ thực lại không biết gì. Ông nghĩ, người này không biết phân biệt giữa thiện và ác, xấu và đẹp nhưng cứ nghĩ rằng bản thân cái gì cũng biết. Ông ta thậm chí không nhận thức ra được sự thiếu hiểu biết của mình. Điều này giúp Socrates hiểu được ông vẫn thông minh hơn họ một điểm.

Tuy nhiên, Socrates chưa muốn dừng lại, ông tiếp tục tìm người thay thế. Ông nhớ đến một nhà thơ nổi tiếng. Thế nhưng, vị này vừa mới làm được vài câu thơ cảm động lòng người đã tự cao tự đại, quên cả đất trời.

Tiếp đến, Socrates đến gặp một nghệ nhân tài ba nhưng người này vừa nắm được một chút ít kỹ thuật đã tự cho rằng mình có khả năng làm được tất cả. Chính sự kiêu ngạo này đã khiến ánh sáng trí tuệ vốn có của anh ta bị che lấp.

Cuối cùng, Socrates cũng ngộ ra được thông điệp mà Chúa gửi gắm cho ông: Người thông minh nhất không phải là người có học vấn uyên thâm, mà là người hiểu bản thân vẫn còn thiếu sót.

Cuộc sống hiện đại khiến con người mải chạy theo danh vọng, tiền tài. Người nào có được chút thành tựu thì thường cho rằng bản thân là tài giỏi hơn người, ai có một chút công danh thì thường hiu hiu tự đắc. Trong dòng đời xuôi ngược, có mấy người cảm nhận được những thiếu sót của bản thân như Socrates?

Trên bảng danh ngôn ở Đền Delphi có khắc dòng chữ “Hiểu biết chính mình” – đây đồng thời là thông điệp mà Socrates lưu lại cho hậu thế. Ngày nay, trải qua nhiều biến cố lịch sử, con người ngày càng hiểu sâu sắc hơn về trí tuệ của Socrates: Để hiểu được chính mình, điều đầu tiên là phải nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân. Càng khiêm nhường thì năng lực càng cao, giống như bông lúa khi chín vàng sẽ rủ xuống.

 

Theo SecretChina

Video hay


Cùng chuyên mục

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Lớp Cao học An ninh đi thực tế và thực hành tiếng Anh tại Khu di tích Địa đạo Củ Chi

Lớp Cao học An ninh đi thực tế và thực hành tiếng Anh tại Khu di tích Địa đạo Củ Chi

CSGT Quảng Bình lập nhiều tổ công tác đảm bảo TTATGT sau tinh gọn

CSGT Quảng Bình lập nhiều tổ công tác đảm bảo TTATGT sau tinh gọn

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập