80 năm áo rách tâm lành

12:58 | 25/09/2019

Hơn nửa đời người làm thuê mướn, một nửa còn lại gặm nhấm cô đơn chờ ngày tắt nắng. Căn nhà nhỏ nép mình sau đám lau sậy có một bà già gửi những ngày còn lại của đời đơn độc như ngọn đèn hắt hiu vắt những giọt dầu cuối cùng le lói qua tháng ngày. Chiếc quần đa sắc phất phơ trên dây như cái vẩy tay mừng những người khách hiếm hoi, cái quần làm ấn tượng huynh đệ trong đoàn bởi bảng phối màu ngẫu nhiên lạ lùng từ rất nhiều mảnh vải vụn. Những bộ quần áo chắp vá như cuộc đời bấp bênh của bà dưới mái nhà cũng vá víu bằng tình thương của xóm giềng. 


 

Tác giả và cụ bà trong câu chuyện.

80 năm rồi áo quần chưa lành lặn…

Giờ bà cũng không nhớ hết mình đã từng có bao nhiêu người chủ, làm bao nhiêu nghề, chỉ biết cuộc đời mình chỉ là ở đợ và làm thuê. Công việc gần nhất là bán vé số, mà đôi chân “phản chủ” ấy chỉ làm bà lỗ vốn vì đường đi mỗi ngày cứ ngắn lại. Cuộc sống giờ vá víu bằng tình thương của xã hội, cuộc đời kể ra thì cũng khổ hông thua gì cô Lựu nhưng trò chuyện với chúng tôi, chưa một lần bà than KHỔ mà lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi, thật nhẹ nhàng như là người hạnh phúc nhất trên đời, làm chúng tôi phải… “ghen tỵ”.

Chúng ta may mắn không phải trải qua những quãng cơ cực như thế trong đời. Ăn ngon mặc đẹp, tận hưởng những gì tốt đẹp mà nhiều người hằng mơ ước nhưng có bao giờ mình thật sự có được sự an lạc trọn vẹn, có bao giờ thấy mình là người may mắn và hạnh phúc như thể ta là người hạnh phúc nhất?

Bỗng dưng tôi nhớ đến lời dạy trong trang sách đã từng đọc: “… cho dẫu cái bụng có bị thương vì thiếu vật thực; cái da có bị thương vì y áo không đủ ấm; cái lưng có bị thương vì nằm đất nằm cây; cái tai có bị thương vì ác ngôn, vì sàm ngôn của kẻ thế; cái chân, cái tay có bị thương vì ốm o gầy mòn; cái mặt có bị thương vì nắng mưa sương gió… nhưng mà cái tâm chưa bị thương là chưa sao cả…” – vị ấy vẫn tồn tại, tồn tại an nhiên.

Cái tâm bình an ấy là nơi nương tựa vững chãi, là chất liệu nhiệm mầu để ta có thể đối diện với những thiếu thốn, tổn thương mà vẫn an yên mỉm cười, như nụ cười của bà cụ ấy vậy, nụ cười không âu lo muộn phiền.

Giờ tôi tin bà cụ kia là người hạnh phúc. Vì trên nụ cười đó tôi học được, hạnh phúc từ bên trong, ta mang hạnh phúc ra đơm cho chính những gì xung quanh mình chứ chẳng phải chờ đợi nảy mầm từ những gì ta chạy theo tìm kiếm. Đôi khi mất cả cuộc đời để tìm kiếm nhưng chẳng biết mình đang tìm gì… và lúc ấy đời đã hết và mình thì đã sống hoài phí một chặng đường dài. Chẳng biết bà có nhìn chúng tôi mà thương: “Tội nghiệp tụi nhỏ suốt ngày rong rủi nhặt nhạnh những niềm vui vụn vảnh mà bỏ mất cả gia tài trân quý trong chính mình!”. Tôi thấy mình là người được nhận quà hôm ấy và tự dưng thấy thương mình như gã cùng tử lang thang…

 

Theo Giacngo

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

“Troussier Out!”

“Troussier Out!”