Khổng Tử dạy 9 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

12:00 | 15/05/2022

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.


Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 9 điểm dưới đây:

1. Trí tuệ

Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ.

Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.

Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng lên không xấu hổ với trời, cúi xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính.

2. Kết giao bạn bè

Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.

Làm như vậy là bởi vì, người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người.

Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.

3. Tiêu chuẩn

Người quân tử hiểu rõ nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ lợi. Ý nói người quân tử coi trọng đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn.

Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề, lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.

4. Lời nói và hành vi

Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ h ọa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.

Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.

5. Khí chất

Người quân tử rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người.

Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.

6. Chí hướng

Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.

Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút.

7. Truy cầu

Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.

Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.

8. Phẩm chất

Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.

Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.

9. Lựa chọn

Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người.

Tổng hợp/ Văn hiến Việt Nam

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

NEU INTERNSHIP DAY 2024: TÌM KIẾM CƠ HỘI THỰC TẬP CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

NEU INTERNSHIP DAY 2024: TÌM KIẾM CƠ HỘI THỰC TẬP CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

Chàng trai 2k3 thắng giải của Apple với ứng dụng về rối loạn tăng động

Chàng trai 2k3 thắng giải của Apple với ứng dụng về rối loạn tăng động

Bắt giam Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp

Bắt giam Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

Tấm gương sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

Tấm gương sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam