Ảnh hiếm về miếu Quan Đế ở Chợ Lớn hơn một thế kỷ trước

17:38 | 21/10/2021

Miếu Quan Đế – hội quán Nghĩa An là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của vùng đất Chợ Lớn xưa. Cùng xem những hình ảnh tư liệu hiếm có về công trình này.


Cổng hội quán Nghĩa An, còn gọi là Miếu Quan Đế hay chùa Ông ở Chợ Lớn trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia Emile Gsell chụp vào những năm 1965-1875. Lúc này cổng hội quán nằm trên đường Quảng Đông, nay là đường Triệu Quang Phục.
Cổng hội quán Nghĩa An trong bức ảnh chụp năm 1886. Sau này cổng mới được chuyển về vị trí hiện tại trên đường Nguyễn Trãi. Hội quán Nghĩa An có từ trước thế kỷ 19, nhưng đến năm 1819-1820 mới được xây cất kiên cố.
Hình ảnh chính điện của hội quán Nghĩa An được in trên một bưu thiếp xưa. Nghĩa An vốn là tên một vùng đất thuộc Quảng Đông, Trung Quốc. Trong quá trình di cư, một bộ phận lớn người Hoa đến từ vùng Nghĩa An đã phát triển thành một cộng đồng đông đảo ở đất Chợ Lớn.
Họ đã lập ra hội quán Nghĩa An làm nơi hội họp, thờ cúng và thể hiện văn hóa tâm linh của mình. Do vị thần được thờ chính trong hội quán là Quan Công, nên hội quán Nghĩa An còn có tên miếu Quan Đế hay chùa Ông.
Đây được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Hội quán Nghĩa An có kiến trúc tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kính vuông góc. Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở miếu thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu.
Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức ở hội quán Nghĩa An vào ngày 24/6 (Âm lịch) và rằm tháng Giêng (lớn nhất). Ngoài ra, còn các lễ cúng Bà Thiên Hậu, Phúc Đức chính thần…
Hội quán Nghĩa An ngày nay, tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM

 

 Tổng hợp 

Video hay

Cùng chuyên mục

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ