Điều gì đang xảy ra với nước Mỹ?

10:17 | 22/07/2020

Là biểu tượng sức mạnh của thế giới, Mỹ “hắt hơi”thì thế giới lập tức có vấn đề, huống chi siêu cường giờ đang ở trong trạng thái bi đát.


Nước Mỹ đang vật lộn với sự gia tăng chóng mặt của các ca nhiễm Covid-19 mới. Ảnh: NBC
Nước Mỹ đang vật lộn với sự gia tăng chóng mặt của các ca nhiễm Covid-19 mới. Ảnh: NBC

Mỹ vẫn đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm và số ca tử vong bởi Covid-19.

Theo trang worldometers.info, tính đến 21 giờ ngày 21/7 (giờ Việt Nam), Mỹ có 3.963.495 ca nhiễm, 143.892 ca tử vong và 1.851.125 ca phục hồi.

Dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều bang, đe dọa bóp nghẹt quá trình phục hồi kinh tế, đẩy nước Mỹ lún sâu vào suy thoái, đồng thời đập tan hy vọng phục hồi nhanh của các doanh nghiệp Mỹ.

Điều gì đang xảy ra với siêu cường của thế giới và nó tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, nước Mỹ được coi là biểu tượng sức mạnh và sức khỏe của thế giới, Mỹ “hắt hơi” thì thế giới đã có vấn đề, huống chi giờ đây quốc gia này đang ở trạng thái hết sức bi đát.

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ kinh tế là phải có dòng chảy của tài chính, nhưng kinh tế là do hoạt động của con người tạo ra, mà với tình hình sức khỏe hiện nay, khi dịch Covid-19 khiến chừng 15 triệu người nhiễm bệnh, hơn 600.000 người tử vong trên toàn cầu, đứng đầu là nước Mỹ, con người lại chưa tìm ra vắc xin để ngừa dịch bệnh này, thì các hoạt động kinh tế không thể tiếp tục một cách bình thường. Các quốc gia đóng cửa, sản xuất và tiêu dùng ngưng trệ khiến nền kinh tế chết đứng.

PGS.TS Lê Cao Đoàn nhận xét, nước Mỹ đang rối loạn, bản thân Tổng thống Donald Trump dẫu có trăm phương nghìn kế cũng không thể xử lý được tình trạng này.

“Về mặt kinh tế, Mỹ đang bị “chết bởi tay Trung Quốc” và ông Trump đang phải loay hoay giải bài toàn này. Ông Trump là một nhà kinh doanh hơn là một nhà chính trị. Trung Quốc có rất nhiều chiêu thức mà nhiều khi các quốc gia không đủ cách để chống lại, trong khi Mỹ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ngay trong nội bộ, đặc biệt là là sự phân ly, khủng hoảng về chính trị.

Đại dịch Covid-19 lây lan chóng mặt trong khi nội bộ nước Mỹ vẫn đang lơ mơ, đổ lỗi cho nhau. Điều quan trọng là phải giải quyết Covid bằng vắc xin, nhưng khi Mỹ chưa thể giải quyết được điều này thì họ cũng không thể giải quyết được quan hệ giữa con người với con người.

Mỹ là thế giới tự do, dân chủ, các bang nhiều trường hợp không theo lệnh chính phủ nên xảy ra mâu thuẫn không dễ gì hóa giải được”, vị chuyên gia đánh giá và cho rằng ông Trump đang đứng trước vấn đề nan giải: kinh tế hay sự sống của con người.

“Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời. Nếu kinh tế sụp đổ thì ông Trump không thể giành được thắng lợi chính trị, cụ thể là tái đắc cử ghế tổng thống vào tháng 11 năm nay. Ngược lại, mở cửa ra thì ngày càng có nhiều người chết vì dịch bệnh. Sự mâu thuẫn ấy khiến ông Trump lúng túng và Mỹ đang ở trong trạng thái không có triển vọng để giải quyết Covid-19”, PGS.TS Lê Cao Đoàn nói.

Nhìn rộng ra, vị chuyên gia cho rằng bàn cờ thế giới cũng đang ở trong trạng thái hỗn loạn khi dịch bệnh tăng tốc đáng sợ mà con người chưa có giải pháp nào cũng như chưa có vắc xin để chống đỡ.

Đáng lưu ý, thế giới hiện không có ai cầm trịch, tập trung lực lượng để đưa ra các hoạt động có tính chất đồng thuận giữa các quốc gia.

“Chưa có gì định dạng cho một thế giới mới. Hiện nay, chủ thuyết toàn cầu hóa và dân tộc đang mâu thuẫn gay gắt. Trường hợp Brexit của Anh không phải câu chuyện đùa, Italy cũng đang muốn rời khỏi EU.

Mô hình của EU – mong muốn làm cho thế giới bắt tay nhau để xây dựng sự đồng thuận và phồn thịnh đã không còn là mô hình mơ ước khi xuất hiện khủng hoảng và nhiều nước không còn tin vào mô hình này nữa.

Mỹ đang lúng túng, gay go, các ông lớn khác như Trung Quốc, Nga cũng không đủ tầm để trở thành người lãnh đạo thế giới.

Năm 1944, Hội nghị Bretton Woods đã chứng kiến sự hình thành hai định chế toàn cầu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), sau đó là sự ra đời của Liên hợp quốc vào năm 1945… Những định chế này từng vận hành tốt và được kỳ vọng có thể điều hành được thế giới nhưng giờ đây chúng cũng bắt đầu xảy ra khủng hoảng, thậm chí có ý kiến cho rằng chúng không còn nhiều ý nghĩa nữa.

Cho rằng nước Mỹ quá thiệt thòi khi các định chế của thế giới đã bị Trung Quốc lũng đoạn, trục lợi và làm giàu cho chính họ, Tổng thống Donald Trump nhiều lần tuyên bố rút Mỹ ra khỏi một số định chế, rồi mới đây còn dọa “cấm cửa” 92 triệu người Trung Quốc… Cách làm của ông Trump không phải là cách giải quyết vấn đề của thế giới nhưng xét cho cùng đang có sự bế tắc trong việc tìm ra nước đi cho bàn cờ của thế giới “, PGS.TS Lê Cao Đoàn phân tích.

Từ đây, nói về con đường để phục hồi kinh tế Mỹ và thế giới, vị chuyên gia cho rằng nó liên quan đến rất nhiều nhân tố, mà trước hết là phải giải quyết được đại dịch Covid-19.

Cần có vắc xin và một kết cấu xã hội như thế nào đó mới giải quyết được chuyện này. Thế nhưng người Mỹ hay châu Âu có thể đóng cửa tự cách ly hay không? Chuyện này rất khó khi họ đã quen với tự do, với tiếp xúc và quá năng động để có thể ép làm việc này.

Về mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc, theo PGS.TS Lê Cao Đoàn, cần có một nước/một thể chế đủ mạnh, đủ giỏi và đủ văn minh, đi tiên phong để tạo dựng một ngọn cờ, một chiều hướng và khuôn khổ cho thế giới phát triển.

“Không thể phát triển thành một hình thái kinh tế tốt nếu không được một trật tự tốt. Phải có một thể chế, kỷ cương tốt, mà biểu hiện ở các quốc gia chính là nhà nước, còn trên thế giới chưa thể có một nhà nước của cả thế giới.

Đã từng có những thiết chế từa tựa như vậy và như nói ở trên, giai đoạn vừa qua họ làm khá tốt nhưng đến nay đã bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Chúng ta đang thiếu những tinh hoa. Ông Trump là một người dám làm nhưng chưa phải là người có đủ tầm cỡ để tạo ra được một hình ảnh hay một xu thế nào”, PGS.TS Lê Cao Đoàn nhận xét.

 

Theo Dân Việt

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ