Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất thuộc nhóm du lịch có ý thức

21:50 | 06/07/2023

Theo nghiên cứu mới công bố của APAC 2023, Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương được bình chọn là nhóm tiếp cận du lịch thận trọng, có tinh thần trách nhiệm với môi trường và mong muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương.


Mới đây, theo kết quả nghiên cứu về Chỉ số tự tin du lịch APAC 2023, nghiên cứu trên 8.800 khách du lịch từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng 4 và 5 mà Booking.com khảo sát, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được bình chọn là nhóm tiếp cận du lịch thận trọng, có trách nhiện với môi trường và mong muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Trong số 11 quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu, Việt Nam là thị trường duy nhất tại châu Á nằm trong nhóm “Mindful Voyagers” (du lịch có ý thức) – Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ.

Báo cáo nghiên cứu này của Booking. com đánh giá dựa trên hành vi du lịch của du khách các thị trường châu Á – Thái Bình Dương (bao gồm Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam) sau những biến đổi mang tính bước ngoặt của nền kinh tế hiện nay và những ảnh hưởng của sự biến đổi đó đến quyết định du lịch.

“Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực APAC nằm trong nhóm “Mindful Voyagers” (du lịch có ý thức) – tiếp cận du lịch với sự thận trọng, có tinh thần trách nhiệm với môi trường và mong muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Nói cách khác, du khách Việt Nam là nhóm cho thấy mối quan tâm về du lịch bền vững cao nhất trong khu vực”, thông cáo của Booking.com khẳng định. Về quyết định lựa chọn các điểm đến, nghiên cứu cho thấy phần lớn du khách Việt Nam có xu hướng lựa chọn ghé thăm các bãi biển và đảo (61%), theo sau là các thành phố lớn (60%); và lựa chọn hoạt động thể chất, thể thao (45%).

Thông tin này được công bố đem lại nhiều bất ngờ, do lâu nay khách du lịch Việt Nam luôn bị đánh giá bởi những thói quen thiếu văn minh như xả rác bừa bãi, khai thác cạn kiệt tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa – xã hội. Điều đó cho thấy khách Việt Nam có mối quan tâm về du lịch bền vững cao nhất trong thị trường châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo nhận được nhiều sự quan tâm trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới du lịch xanh và bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh mà vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành một làn sóng trên toàn thế giới.

Thùy Linh (Theo Booking.com)

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/viet-nam-la-quoc-gia-chau-a-duy-nhat-thuoc-nhom-du-lich-co-y-thuc-post255184.html

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương