TP. Hồ Chí Minh: Đại lễ tưởng niệm lần thứ 712 Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

11:08 | 15/12/2020

Ngày 14-12, tại trụ sở Ban Trị sự (BTS) – Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Ban Thường trực HĐTS kết hợp BTS GHPGVN TP.HCM đã tổ chức trang nghiêm Đại lễ tưởng niệm lần thứ 712 năm ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn cùng hiệp kỵ chư tôn thiền đức tiền bối hữu công đã viên tịch.


Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy; Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBMMTQVN TP; Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP; Đặng Quốc Toàn, Bí Thư Quận ủy Q.10 cùng đại diện các cơ quan Q.10, phường 12 sở tại.

Tại buổi lễ, HT.Thích Thiện Tâm cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo đó, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258 (11-11-Mậu Ngọ), con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Ngài thấm nhuần tư tưởng Phật giáo từ rất sớm, đặc biệt từ người thầy trực tiếp là Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Đức Vua Trần Nhân Tông là vị Hoàng Đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, là nhà văn hóa xuất chúng, nhà tư tưởng vĩ đại, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ ở cảnh giới cao. Ngài đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo, khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đậm bản sắc Việt. Hào khí Đông A được kết tinh trong con người Phật Hoàng với chiến tích hai lần chỉ đạo quân và dân Việt đánh thắng quân Nguyên; hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Sau chiến thắng, Ngài cởi Hoàng bào lên Yên Tử tu hành và hóa Phật.

Giáo lý Phật Hoàng nổi bật tinh thần nhập thế, gắn đạo với đời, đậm nét dân tộc và là một thành tố văn hóa Việt; ngời sáng tâm thế lấy lợi ích dân tộc và chúng sinh làm căn bản, tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục. Thiền Trúc Lâm là sự kết hợp nhuần nhuyễn triết học siêu nhiên Phật giáo với nhân sinh quan Nho giáo và vũ trụ quan Lão giáo, Thiền phái này không phân biệt tu sĩ ở chùa và cư sĩ tại gia, việc tu tập nhằm khơi tính Phật trong tâm.

Vị thế của Ngài được nhiều nước trên thế giới tôn vinh. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lấy ngày 01/11 âm lịch hàng năm là ngày Quốc giỗ Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.2. Trong dịp Đại lễ tưởng niệm 712 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, được sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Ban Chấp hành họ Trần tỉnh Nam Định, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y học dân tộc và Dưỡng sinh Việt, Mạng xã hội dành cho cộng đồng phật tử Butta.vn, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp (TTV), Công ty Cổ phần Gốm cổ Luy Lâu sẽ tổ chức Lễ cung rước và an vị tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Tôn tượng Đức Phật hoàng với hành trình gần 2.000km trên đường bộ, sáng nay 14-12 tôn tượng Đức Phật hoàng được Ban Tổ chức tôn trí tại Việt Nam Quốc Tự để Phật tử về tham dự Đại lễ tưởng niệm 712 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn được BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức đảnh lễ, chiêm bái.

Hành trình cung rước và an vị Tôn tượng Phật Hoàng trải dài gần 2000 km từ ngày 6-12 đến ngày 20-12. Cụ thể như sau:

– 20h ngày 6.12 (22.10 Canh Tý): Đêm nghệ thuật – võ thuật Ngút trời Hào khí Đông A tại Đền Thái Tổ Trần Thừa (Thôn Vạn Khoảnh xã Mỹ Phúc – Mỹ Lộc – Nam Định).

– 9h ngày 7.12 (23.10 Canh Tý): Lễ cung rước và an vị tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được khởi rước tại địa điểm trên.

– 9h ngày 14.12 (01.11 Canh Tý): Chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng trong Đại lễ tưởng niệm 712 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn tại Việt Nam Quốc Tự (244 đường 3-2 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh).

– 09h ngày 20.12 (7-11 Canh Tý): Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông an vị theo nghi thức Phật giáo tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang).

10h ngày 20.12: Lễ đặt đá xây dựng: “Quần thể không gian Thiền sư Việt” tại Thiền Viện nói trên.

Được biết Tôn tượng Phật Hoàng được cung rước trong dịp này làm bằng gốm đỏ Luy Lâu ở tư thế ngồi lớn nhất từ trước đến nay (cao 2m2), thể hiện hình ảnh Đức Vua Trần Nhân Tông cởi bỏ Hoàng bào bên suối quy Phật. Bức tượng “độc nhất vô nhị” này được Nghệ nhân quốc gia, họa sĩ Nguyễn Đăng Vông trải nhiều tháng lao động nghệ thuật công phu tác tạo. Sức sáng tạo của nghệ nhân này thật đáng khâm phục – khó có thể thống kê hết những sản phẩm gốm rất đỗi kỳ công do ông thực hiện như Long đầu linh vật lớn, tượng Hương Vân Cát Bồ Tát… Tiêu biểu là “Chiếc ngọc bình lớn nhất Việt Nam” (cao 4,2 m, đường kính 2,1 m, nặng 2,2 tấn) được đánh giá rất cao tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đại lễ tưởng niệm 712 năm ngày Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn với sự kiện Cung rước, chiêm bái và an vị tượng Phật Hoàng là dịp người Việt trong và ngoài nước tri ân công lao và sự nghiệp vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; học tập, phát huy tinh thần nhập thế “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng; đặng cùng nhau chung lòng xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng.

 

Minh Quang

Video hay

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê