Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo.
Tên gọi kim cương trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đến từ tiếng Hy Lạp adamas (có nghĩa là “không thể phá hủy”). Chúng đã được sưu tầm như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm. Người ta còn tìm thấy kim cương đầu mũi khoan, cũng là dụng cụ để khắc lên đá đối với người cổ đại. Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ XIX, khi những kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến một trình độ nhất định, kinh tế thế giới đã phát triển, và những nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
Dưới đây là top 5 quốc gia có nhiều kim cương nhất thế giới:
1. Nga
Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dù một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Brazil, Úc. Nhưng sau tất cả, Nga mới là quốc gia có nhiều kim cương nhất thế giới. Nga là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than và quặng thép. Riêng về kim cương, Nga đóng góp 22% sản lượng toàn cầu. Đây cũng là một nước có nhiều ngành nông nghiệp phong phú.
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nền kinh tế của nước này thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái sau 10 năm phát triển, cho đến cuối 2009 đầu 2010 nền kinh tế của Nga mới ổn định trở lại.
2. Botswana
Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng “đại gia” kim cương là Botswana. Cộng hoà Botswana là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Phi. Nước này có chung biên giới với Nam Phi ở phía nam và đông nam, Namibia ở phía tây, Zambia ở phía bắc, và Zimbabwe phía đông bắc. Về kinh tế, nước này có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương chiếm 20% sản lượng toàn cầu), chăn nuôi gia súc, và du lịch. Kim cương cũng chiếm 40% thu nhập quốc dân của Botswana.
3. Cộng hòa Dân chủ Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo chiếm vị trí thứ 3 thế giới với 19% sản lượng kim cương toàn cầu. Nghe qua thì có vẻ giàu có nhưng Congo nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2, Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này, các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỷ đô la. Về ngoại thương, năm 2009, Congo xuất khẩu 3,8 tỷ USD hàng hoá các loại. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là kim cương, đồng, cà phê, dầu thô và côban. Các bạn hàng xuất khẩu chính của nước này là: Bỉ, Phần Lan, Mỹ, Trung Quốc.
4. Australia
Australia đứng ở vị trí thứ tư với 13% sản lượng kim cương toàn cầu. Australia có một nền kinh tế thị trường thịnh vượng, phát triển theo mô hình kinh tế phương Tây, chi phối bởi ngành dịch vụ (chiếm 68% GDP), sau đó là nông nghiệp và khai thác mỏ (chiếm 29.9% GDP). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Australia là nước xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngũ cốc và len, các khoáng sản, gồm nhiều kim loại, than đá và khí gas thiên nhiên.
5. Nam Phi
Nam Phi xếp vị trí thứ 5 trên thế giới về sản lượng kim cương. Thành phố Kimberley nổi tiếng với Big Hole (hố đất nhân tạo sâu nhất thế giới). Đây chính là mỏ kim cương lớn nhất với chiều sâu 215 m, nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Những viên kim cương được tìm thấy tại đây được hình thành trong mạch núi lửa thẳng đứng. Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại trung bình và sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; tài chính, truyền thông và năng lượng rất phát triển, thị trường chứng khoán nằm trong top 20 của thế giới.
Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển, tuy nhiên, sự phát triển này chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngoài 4 trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và tình trạng nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ.
Tổng hợp