‘Ranh giới’ nào cho đạo đức?

17:48 | 10/09/2021

Khi Eriksen đột quỵ trên sân cỏ, các cầu thủ Đan Mạch lập tức đứng thành một vòng tròn che anh lại để đội trưởng Simon Kjær sơ cứu anh, nhân viên y tế đến cấp cứu, họ cũng cùng với các cầu thủ bao thành một vòng tròn dày đặc che chắn hàng trăm ống kính chỉa vào cảnh Eriksen đang đối mặt với thần chết. Chúng ta từng xúc động về hình ảnh này.


Các cầu thủ Đan Mạch che chắn các ống kính để bảo vệ quyền riêng tư cho đồng đội. Ảnh : Reuters

Sự kiện 11-9 ở Mỹ có hàng ngàn người chết, nhưng không có một hình ảnh người chết nào xuất hiện trên truyền thông. Chỉ duy nhất một tấm hình chụp người đàn ông rơi xuống từ toà nhà đăng trên một số tờ báo nhưng bị độc giả phản ứng gay gắt khiến cho những tờ báo kia phải loại tấm hình ra khỏi kho ảnh của họ, mãi nhiều năm sau tấm hình mới xuất hiện trở lại dưới cái tên “Người lính vô danh”.

Đó là văn minh. Sự văn minh đó là phổ quát.

Phim tài liệu “Ranh giới” vừa được chiếu trên VTV lấy rất nhiều nước mắt của công chúng nhưng gây tranh cãi. Hình ảnh những nạn nhân Covid đau đớn quằn quại trước thần chết nằm trên giường bệnh được các nhà làm phim “lột trần” đưa lên truyền hình cùng những hình ảnh thể hiện lòng hy sinh quên mình và bất lực của các thầy thuốc. Mục đích là để cho công chúng thấy sự thật kinh hoàng của đại dịch, để người ta ý thức hơn về sự nguy hiểm của dịch bệnh, từ đó mà giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng. Ok, mục đích là tốt. Nhưng để đạt được mục đích đó, người ta đã lột trần nỗi đau quằn quại của người khác để lấy nước mắt. Mục đích biện minh cho phương tiện, lập luận đó nghe rất quen.

Giải thích vì sao không che mặt các nạn nhân, đạo diễn nói đã xin phép và được các nạn nhân đồng ý cũng như được các thầy thuốc và quản lý bệnh viện đồng thuận. Còn nói, những thước phim có nạn nhân bị lột trần đau đớn này sẽ để lại “kỷ niệm đẹp” về người thân cho thân nhân còn sống, sự “đẹp” này sau đó bị xoá bỏ trên truyền thông, thay vào đó là “hình ảnh quý giá cuối cùng”, “chút kỷ niệm cuối cùng”.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tôi chưa nói về việc che mặt hay không, vì dù có che mặt hay không cũng không thể chấp nhận được. Trong thế giới văn minh tôn trọng quyền sống và quyền riêng tư của con người, không một nước nào cho phép phóng viên chỉa ống kính quay cảnh các bệnh nhân đang được bác sĩ điều trị tại bệnh viện. Đó cũng là quy tắc phổ quát của ngành y tế, không chỉ quy tắc về đạo đức mà còn quy tắc về an toàn trong điều trị.

Cho phép phóng viên vào bệnh viện để quay cảnh bệnh nhân đang điều trị, lại lột hết nỗi đau của người khác để đưa lên truyền hình lấy nước mắt công chúng, vừa vi phạm luật pháp vừa vi phạm các quy tắc đạo đức. Tôi nghĩ không bệnh viện nào dám cẩu thả cho phép việc này nếu không có sự chỉ đạo từ trên.
“Ranh giới” nào cho đạo đức ? Ranh giới nào cho luật pháp và ranh giới nào cho tuyên truyền ?

HOÀNG HẢI VÂN

Video hay

Cùng chuyên mục

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

EduCom vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2024

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Trao học bổng cho trẻ em nghèo tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

NEU INTERNSHIP DAY 2024: TÌM KIẾM CƠ HỘI THỰC TẬP CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

NEU INTERNSHIP DAY 2024: TÌM KIẾM CƠ HỘI THỰC TẬP CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

Chàng trai 2k3 thắng giải của Apple với ứng dụng về rối loạn tăng động

Chàng trai 2k3 thắng giải của Apple với ứng dụng về rối loạn tăng động

Bắt giam Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp

Bắt giam Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu