Phú Thọ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

22:35 | 23/07/2023

Phú Thọ hiện có 75 làng nghề truyền thống được công nhận. Thời gian gần đây, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế có nhu cầu thăm quan làng nghề ngày càng tăng, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh quan tâm, chú trọng đã thu được những kết quả bước đầu.


Trong hành trình về Đất Tổ, trên trục đường du lịch của địa phương, làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết và làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy làng Xốm, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì với hơn 100 hộ dân làm nghề, đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách sau khi thăm quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tìm hiểu giá trị văn hóa tâm linh của Đình cổ Hùng Lô, nghệ thuật Hát Xoan. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu các công đoạn làm mì, trải nghiệm gói bánh chưng, giã bánh giầy và thưởng thức những món ăn đặc trưng.

Làng nghề sản xuất nón lá Gia Thanh – Phù Ninh – Phú Thọ

Trước bao biến thiên của thời gian, dù nhịp sống hiện đại đang dần len lỏi vào nông thôn thì các làng nghề vẫn nỗ lực chuyển mình mạnh mẽ, tạo ấn tượng riêng thu hút khách du lịch. Dù trời nắng hay mưa, tại làng nghề sản xuất nón lá làng Dền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, các bà, các chị vẫn miệt mài, nhẹ nhàng khâu từng đường kim, mũi chỉ, tạo nên những món quà độc đáo cho du khách khi đến đây. Làng hiện có 44 hộ làm nón ổn định nhưng khi hỏi về kỹ thuật làm nón bất cứ ai cũng thạo, từ cách se chỉ, luồn kim đến khâu nón sao cho đều tay, thẳng nét.

Được biết, làng nghề làm nón không chỉ sản xuất ra sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời mang tính đặc trưng mà còn là nơi lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng. Trung bình, mỗi năm làng đón gần 2.000 khách du lịch, trong đó có nhiều khách quốc tế đến thăm quan.

Thực tế đã khẳng định, phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển nghề truyền thống, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích hợp, đa giá trị, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ chuẩn hóa các điểm du lịch và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu có ít nhất 4- 6 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của tỉnh; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/phu-tho-phat-trien-lang-nghe-truyen-thong-gan-voi-du-lich-post257400.html

Cùng chuyên mục

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay