Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

8:50 | 06/06/2019

Cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt… là những món ăn ‘giết sâu bọ’ không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.


Cơm rượu nếp là món ăn được nhiều người lựa chọn thưởng thức trong ngày 5/5 Âm lịch.

Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ là một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong quan niệm của người Việt xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5/5, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Vì vậy cứ đến dịp này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái… Dưới đây là những món ăn được cho là không thể thiếu để có Tết Đoan Ngọ đúng nghĩa.

Cơm rượu nếp

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người thường ăn món cơm rượu nếp vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Bánh tro

Bánh tro (còn có tên gọi là bánh gio, bánh nắng, bánh nẳng, bánh ú tro) là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Loại bành này được làm từ bột gạo nếp ngâm và lọc qua nước tro của một số loại cây trong vườn nhà. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng cách làm lại khá cầu kỳ. Tuy vậy, nhưng nó lại được lòng rất nhiều người bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn nhà và vị thanh mát tan ngay trong miệng.

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt

Với người  thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Thịt vịt – món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Hoa quả đầu mùa

Dịp Tết Đoan Ngọ, các loại hoa quả được lựa chọn để “diệt sâu bọ” chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Vải, đào, mận là những loại quả được nhiều người lựa chọn trong ngày 5/5 Âm lịch.

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam