Nhiều quy định mới về đào tạo, huấn luyện thuyền viên

19:45 | 06/08/2023

Thông tư 20/2023 quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ thuyền viên, đào tạo và huấn luyện thuyền viên trong ngành hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9.


Đáng chú ý, Thông tư đưa ra nhiều điểm mới về điều kiện cấp và cấp lại chứng chỉ khả năng chuyên môn cho thuyền viên.

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ thuyền viên, đào tạo và huấn luyện thuyền viên trong ngành hàng hải. Ảnh minh họa.

Để đủ điều kiện, thuyền viên cần đảm bảo độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe cũng như hoàn thành một trong các chương trình đào tạo yêu cầu. Trường hợp thiếu môn học hoặc học chưa đủ, thuyền viên cần phải bổ túc kiến thức.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không yêu cầu bổ túc kiến thức. Điều này áp dụng cho những người đã tốt nghiệp khóa học ngành hoặc chuyên ngành có tên khác với nhóm ngành quy định.

Cùng với đó điều kiện duyệt chứng chỉ vẫn đòi hỏi họ phải hoàn thành đầy đủ các môn học theo chương trình tại các trường đào tạo chuyên về hàng hải.

Thông tư 20/2023 cũng có sự điều chỉnh về điều kiện cấp chứng chỉ khả năng chuyên môn cho sỹ quan boong tàu từ 500GT trở lên. So với quy định trước đây, thay đổi được áp dụng về thời gian thực tập và thời gian đi biển.

Sỹ quan boong tàu phải có ít nhất 12 tháng thực tập hoặc 36 tháng đi biển, trong đó bao gồm ít nhất 18 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên với 6 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB.

Thông tư mới cũng quy định điều kiện cấp lại chứng chỉ khả năng chuyên môn dựa trên thời gian đảm nhiệm công việc.

Đối với chứng chỉ đã hết hạn không quá 5 năm hoặc sắp hết hạn, thuyền viên phải có ít nhất 12 tháng đảm nhiệm công việc theo chức danh của chứng chỉ trong khoảng 5 năm trước ngày đề nghị cấp lại.

Trường hợp không đáp ứng điều kiện này, thuyền viên phải tập sự 3 tháng hoặc đạt kết quả thi tương ứng.

Ngoài ra Thông tư cũng yêu cầu các chứng chỉ nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh theo Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và trực ca cho thuyền viên (STCW).

Thuyền viên được bố trí làm việc trên các loại tàu đặc biệt như tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu khách Ro-Ro… ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cần phải có thêm giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.

P.V

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/nhieu-quy-dinh-moi-ve-dao-tao-huan-luyen-thuyen-vien-post259254.html

Cùng chuyên mục

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”