Người thực sự nghĩ ra 36 kế nổi tiếng lịch sử Trung Hoa?

22:31 | 05/05/2021

Đàn Đạo Tế nhân cơ hội trở về Nam, ra lệnh cho tất cả quân sĩ đều mặc áo giáp, còn bản thân thì mặc một bộ đồ trắng, cưỡi ngựa, từ từ đột phá vòng vây. Quân Ngụy sợ có mai phục, không dám đến gần quân của Đàn Công nên quay về phương bắc. Lần này, mặc dù Đàn Đạo Tế không có thành tích lập lại chiến thắng, nhưng việc rút lui mà bảo toàn được quân đội càng khiến ông vang danh nức tiếng…


Ảnh minh họa: Epoch Times.

“Ba mươi sáu kế, chạy là thượng sách” hay “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng kế” là câu thành ngữ rất phổ biến trong binh pháp và cuộc sống xưa nay. Bất cứ khi nào tình huống phát triển đến mức không thể vãn hồi được, trước sau đều nghĩ không ra sách lược nào tốt hơn, vào lúc này bạn phải buông bỏ mọi thứ, chỉ còn duy nhất một phương án: rút lui để thoát thân.

“Ba mươi sáu kế” còn được gọi là “Ba mươi sáu sách” trong thời cổ đại. Thực sự có “Ba mươi sáu kế sách” trong lịch sử không? Và tại sao lại có “36 sách” thay vì 18 hoặc 64 sách? Điều này cho thấy rằng nguồn gốc của nó có gì đó liên quan tới “Chu Dịch” trong văn hóa Trung Hoa xưa.

Ai mới đích thực là chủ nhân của 36 kế sách?

Trước tiên, nói về nguồn gốc của “Ba mươi sáu sách”. Đây không phải là kế sách của bậc thầy chiến lược Quỷ Cốc Tử, cũng không phải từ kế sách “Thành trống mượn gió đông” (Không thành tá đông phong) của Gia Cát Khổng Minh; nó có liên quan đến vị danh tướng khai quốc của Lưu Tống thời Nam triều là Đàn Công.

Đàn Công chính là lão tướng sa trường Đàn Đạo Tế, mồ côi từ nhỏ, được biết đến như một người thuận hòa và cẩn trọng. Ông thiên sinh đã rất có tài năng, lãnh binh đả trượng trí dũng song toàn. Đàn Công đi theo Lưu Dụ Sáng Nghĩa, hoàng đế Lưu Tống Cao Tổ, lãnh đạo binh sĩ chiến đấu từ đông sang tây, từ nam chí bắc, bất khả chiến bại và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi ông còn sống thì giống như ‘Vạn lý trường thành di động’ của Nam triều; nhà Bắc Ngụy phái binh sang đánh Nam triều chỉ có nước trở về tay không. Binh lính Bắc Ngụy đều rất sợ ông, thậm chí còn thờ tượng ông để đuổi tà.

Năm Nguyên Gia thứ tám, Ngụy quân binh lực hùng mạnh đã đoạt lại Lạc Dương, Hà Nam, những nơi đã được Lưu Tống thu phục. Đàn Đạo Tế được lệnh tấn công Hà Nam một lần nữa. Trong hơn 20 ngày, ông đã chiến đấu với quân Ngụy hơn 30 trận và thắng nhiều lần, nhưng khi đánh Lịch Thành, vì lương thảo gần như cạn kiệt, chỉ đủ để rút lui về triều. Khi đó, một số binh sĩ trong quân đội đã đầu hàng Bắc Ngụy, đem tin tức tình báo đến kẻ địch, nói rằng lương thảo trong quân đã hết. Các binh sĩ của ông cũng mất tinh thần vì sợ hãi, sĩ khí tan tác, lòng quân dấy động.

Đàn Đạo Tế đã lên kế hoạch tận dụng đêm để dàn dựng vở kịch “Lương sa” (gạo trộn cát) đánh lừa tai mắt của kẻ thù và làm dao động quyết tâm của địch. Ông đích thân vào trại kiểm tra lương thực, sai lính dùng thước đo gạo, vừa đo vừa hát, trên mặt đất đầy những bao thóc (thực chất là đầy cát), miệng bao hé ra để lộ gạo trắng. Các gián điệp của quân Ngụy vội báo tình hình quân địch với tướng sĩ rằng ở Đàn Trại vẫn còn rất nhiều lương thực, nên quân Ngụy đành bỏ cuộc săn đuổi.

Đàn Đạo Tế nhân cơ hội trở về Nam, ra lệnh cho tất cả quân sĩ đều mặc áo giáp, còn bản thân thì mặc một bộ đồ trắng, cưỡi ngựa, từ từ đột phá vòng vây. Quân Ngụy sợ có mai phục, không dám đến gần quân của Đàn Công nên quay về phương bắc. Lần này, mặc dù Đàn Đạo Tế không có thành tích lập lại chiến thắng, nhưng việc rút lui mà bảo toàn được quân đội càng khiến ông vang danh nức tiếng.

Vương Kính, kẻ phản bội Đàn Công, đã nói: “Đàn Công ba mươi sáu sách, rút chạy là thượng sách”. – Theo “Nam sử. Liệt truyện 5 / Vương Kính Tắc”, chính là đang nói về trận Đàn Công này. Mặc dù Đàn Công hùng tài nhiều mưu kế, ông ấy cũng chỉ có thể “nhất tẩu vi thượng” – rút chạy là thượng sách. Đây là nguồn gốc của “36 kế, tẩu vi thượng kế”. Tuy nhiên, khi kẻ phản nghịch Vương Kính nói điều này, thì không khỏi có ý mỉa mai.

Vì sao lại có 36 sách?

Vậy, tại sao lại nói “36 sách”? “Sách” và con số “Ba mươi sáu” có thể bắt nguồn từ việc người xưa dùng Thi thảo để bói may rủi.

Thi thảo (hay cỏ Thi) được người xưa sử dụng để bói về điều may và vận rủi được gọi là “Sách”. Khi bói cỏ Thi, trước tiên hãy rút ra một sách (một căn) từ năm mươi căn cỏ Thi, sau đó chia phần còn lại thành hai phần, sau đó đếm bốn sách (bốn căn) để xác định âm hào hoặc dương hào. Tuân Sảng viết “Dịch truyền”, nói rằng sáu mươi bốn quẻ “‘sách’ bắt nguồn từ ‘can’, vạn vật do trời sinh”. Phán là “Đại tai can nguyên, vạn vật tư thủy”, can dương khí là nguồn nguyên khí cho sự sống của vạn vật; can nguyên dùng số chín, bốn sách cỏ thi nhân với chín là 36 sách. Do đó, có thể thấy được ý nghĩa của “Ba mươi sáu sách”, có nghĩa là vạn vật đều bắt đầu từ đó, phát sinh từ đó, và tạo ra những biến hóa vô tận.

Vào cuối thời nhà Minh và đầu thời nhà Thanh, một số người đã tạo ra 36 điển cố quân sự có thật trong lịch sử, được gọi là “36 kế”, gồm: Man thiên quá hải, Vi Ngụy cứu Triệu, Tá đao sát nhân, Dĩ dật đãi lao, Sấn hỏa đả kiếp, Dương đông kích tây, Vô trung sinh hữu, Ám độ trần thương, Cách ngạn quan hỏa, Tiểu lý tàng đao, Lý đại đào cương, Thuận thủ khiên dương, Đả thảo kinh xà, Tá thi hoàn hồn, Điệu hổ ly sơn, Dục cầm cố túng, Phao chuyên dẫn ngọc, Cầm tặc cầm vương, Phủ để trừu tân, Hỗn thủy mạc ngư, Kim thiền thoát xác, Quan môn tróc tặc, Viễn giao cận công, Giả đồ diệt quắc, Thâu lương hoán trụ, Chỉ tang mạ hòe, Giả si bất điên,  Thượng ốc trừu thê, Trụ thượng khai hoa, Phản khách vi chủ, Mỹ nhân kế, Không thành kế, Phản gián kế, Khổ nhục kế, Liên hoàn kế, Tẩu vi thượng kế.

Trở lại cội nguồn của “Ba mươi sáu sách”, bản nghĩa là con số hư ảo, có nghĩa là nói kế sách có thể ví như thiên địa diễn sinh ra hết thảy vạn vật, biến hóa vô cùng vô tận.

***

Chú thích: [1] “Dịch Truyền” của Tuân Sảng: “Sáu mươi bốn quẻ, một nghìn năm trăm hai mươi sách, mọi sự khởi đầu từ ‘can’. Sách thủ khởi đầu từ ‘can’, giống như vạn vật đều do Trời sinh.

Tài liệu tham khảo:

“Nam Sử. Liệt truyền 5 / Đàn Đạo Tế”
“Tống Thư. Liệt truyền 3 / Đàn Đạo Tế”
“Sách Nam Tề. Liệt truyền 7 / Vương Kính Tắc”
“Chu Dịch chú thích”.

 

Theo Epoch Times

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình